Bón phân cho cây ăn quả

Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độ từ vĩ tuyến 8o đến vĩ tuyến 23o, với các vùng sinh thái nông nghiệp tương đối đa dạng từ nhiệt đới-ôn đới/cận nhiệt đới ở miền Bắc sang khí hậu nhiệt đới ở miền Nam. Việt Nam có điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp để phát triển nhiều loại hoa quả.



1. Phân loại cây ăn quả

Quả có nhiều nhóm (quả hạch, quả mọng) và phân nhóm (nhiệt đới và á nhiệt đới…). Quả nhiệt đới đặc trưng là chuối có giá trị dinh dưỡng cao, dứa, xoài, đu đủ, chôm chôm, nhãn, ổi,… Quả á nhiệt đới: hồng, vải, lựu… Quả có múi á nhiệt đới: cam, chanh, quít, bưởi… Quả hạch: mận, mơ, đào…

Quả nhân: lê, táo… Quả mọng: hạt lẫn lộn vào thịt như: dâu tây, thanh long…

Các nhà thực vật học Việt Nam đã liệt kê được khoảng 40 họ cây ăn trái, bao gồm khoảng 90 loài, trong đó có khoảng 80 loài thường gặp, bên cạnh đó chúng ta còn nhập khẩu nhiều giống trồng (cultivars) từ các nước láng giềng.

2. Đặc điểm sinh thái của cây ăn quả

Theo tự nhiên mùa vụ thu hoạch của quả phân bố theo mùa vụ rõ rệt trong năm. Nhưng thực tế sản xuất, trên một số loại cây ăn trái ra hoa theo mùa được nhà vườn áp dùng các biện pháp kỹ thuật để điều khiển cây ra hoa theo ý muốn, để cây có trái nghịch mùa, bán với giá cao hơn mùa chính, nên có thể thấy trái xuất hiện trên thị trường quanh năm.

Bảng Khoảng cách trồng và mật độ một số cây ăn quả và cây đồn điền đa niên khác nhau
Cây trồng
Tên latinh
Khoảng cách (m)
Mật độ / ha(1)
Cây họ Cam
Ca Cao
Cà phê
Cao su
Chôm chôm
Chuối
Cọ dầu
Dừa
Dứa
Điều
Đu đủ
Măng cụt
Mít
Ổi
Sầu riêng
Thầu dầu
Thanh long
Tiêu
Xoài


Persia americana
Citrus spp
Theobroma cacao
Coffea spp
Hevea brasiliensis
Nephelium lappaceum
Musa spp
E laeis guineennsis
Cocos nucifera
Ananas comesus
Anacardium occidentale
Carica papaya
Garcinia mangostana
Artocarpus heterophyllus
Psidium gujava
Durio zibethinus
Ricinus communis
Hylocereus undatus
Piper nigrum
Mangifera spp


8.0

6.0
3.0
3.0
6.0 x 3.0
8.0
3.0
8.0
8.0
(0.2 x 1.0)
8.0
4.0
8.0
8.0
6.0
10.0
0.5
3.0 x 3.5
2.5
10.0


157

278
1112
1112
555
157
1112
157
157
33.334
157
825
157
157
278
100
40.000
700 – 800
1600
100



3. Các vùng trồng cây ăn quả tại Việt Nam

- Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có diện tích cây ăn quả lớn nhất nước, do có điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại cây ăn quả. Diện tích cây ăn quả ở ĐBSCL năm 2003 là 253.000 ha một số tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn như: Tiền giang 48.396 ha (chiếm 20% diên tích toàn vùng); Bến Tre 35.500 ha (chiếm 14,9%) Cần Thơ 34.796 ha (chiếm 14,6%). ĐBSCL có các loại quả đặc sản như: bưởi năm roi, bưởi da xanh, sầu riêng sữa hạt lép, sầu riêng Ri6, xoài cát Hoà Lộc, xoài cát chu, vú sữa Vĩnh Kim, đu đủ đài loan tím, dứa (dứa), chuối già, chuối cau, măng cụt, chôm chôm, cam sành, quít đường, quít tiều…



Năm 2017 diện tích trồng cây ăn quả là 307.000 ha, sản lượng gần 4triệu tân/ năm.

- Vùng Đông Bắc giữ vị trí thứ 2 về diện tích trồng cây ăn quả, diện tích tính đến năm 1998 là 57.400 ha bao gồm các loại cây ăn quả có diên tích lớn là cây có múi, nhãn, vải.

- Vùng Đông Nam Bộ chiếm vị trí thứ 3 về diện tích là 56.600 ha (1998) bao gồm các loại cây ăn quả có diện tích lớn là: chuối, điều

- Đồng bằng sông Hồng là vùng trồng cây ăn quả truyền thống của Việt Nam mặc dù diện tích chỉ chiếm hàng thứ tư. Năm 1998 có 44.300 ha, bao gồm chủ yếu là chuối, vải, nhãn cây có múi.

- Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích cây ăn quả đến năm 1998 có 39.600 ha diện tích nhiều nhất là chuối, cây có múi.

- Vùng Tây Bắc chỉ mới phát triển cây ăn quả năm 1998 đạt diện tích 24.900 ha, bao gồm diên tích lớn nhất là nhãn, vải, chuối. Năm 2017 diện tích trồng cây ăn quả trong toàn vùng là 46.000 ha

- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích cây ăn quả không nhiều, năm 1998 đạt 18.000 ha. Trong số này diện tích chuối chiếm đa số.

Năm 2017 diện tích trồng cây ăn quả của vùng là 85.000 ha trong đó xoài 12.500ha, chuối 18.600ha, dừa 26.000ha và một số loại cây mang tính chất đặc thù của vùng như 1.200ha nho tập trung ở tỉnh Ninh Thuận và 26.000ha thanh long tập trung ở tỉnh Bình Thuận.

- Vùng Tây Nguyên là vùng trồng cây ăn quả ít nhất nước ta. Năm 1998 cả vùng chỉ có 7.900 ha, chủ yếu là diện tích trồng chuối. Tuy nhiên diện tích cây ăn quả năm 2017 của vùng là trên 35.000 ha.


Xem đầy đủ bài viết tại đây


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét