Phân bón lá

1. Giới thiệu

Phân bón lá được sử dụng ở Việt Nam từ đầu những năm 1980 của thế kỷ trước, tuy nhiên phải đến năm 2000, thuật ngữ phân bón lá mới được chính thức đề cập trong các văn bản pháp qui của Nhà nước (Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 và các thông tư, quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Vai trò của phân bón lá ngày càng tăng do việc sử dụng lâu dài các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung lượng mà không có bổ sung các chất vi lượng; hơn nữa, nhiều nguyên tố, nhất là vi lượng dễ bị kết tủa khi thay đổi môi trường đất, rửa trôi... nên việc đưa các nguyên tố này vào cây trồng thông qua lá là phương pháp hiệu quả. Hầu hết phân bón lá cho hiệu lực nhanh, kinh tế hơn bón vào đất do cây sử dụng đến 95% lượng dinh dưỡng bón vào, trong khi hệ số sử dụng phân bón tương tự khi bón vào đất chỉ đạt 45-50%, thậm chí thấp hơn. Một trong những nguyên nhân cơ bản là cây trồng tiếp nhận dinh dưỡng do bón qua lá với diện tích bằng 15-20 lần diện tích đất ở tán cây che phủ. Như vậy, mục tiêu chính khi sử dụng phân bón lá là:

- Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu mà đất và phân bón đa lượng không thể cung cấp đủ;
- Giúp cây trồng khắc phục các hạn chế khi việc cung cấp dinh dưỡng qua đất bị ảnh hưởng của nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, phản ứng của đất, hoặc xuất hiện các yếu tố dinh dưỡng đối kháng.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng theo hướng tăng cường chức năng, nhất là trong các giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây trồng (hình thành quả, củ, chỉ tiêu chất lượng...).
- Hạn chế mất chất dinh dưỡng trong đất do bị cố định hoặc bị rửa trôi. Một số nguyên tố dinh dưỡng, thậm chí được khuyến cáo chỉ nên bón qua lá như bón sắt vào đất kiềm, bón các nguyên tố vi lượng...



2. Phân loại phân bón lá

Có thể chia phân bón lá thành các nhóm theo: dạng, thành phần dinh dưỡng và theo cơ chế liên kết các nguyên tố dinh dưỡng.
- Theo dạng thì phân bón lá được chia thành: i) dạng rắn và ii) dạng lỏng.
- Theo thành phần có thể chia phân bón lá thành 3 nhóm: i) Chỉ có các yếu tố dinh dưỡng vô cơ riêng rẽ hoặc phối hợp (đa lượng, trung lượng và vi lượng); ii) có bổ dung chất điều hòa sinh trưởng (kích thích, ức chế…); iii) có thuốc bảo vệ thực vật.
- Theo cơ chế liên kết các nguyên tố dinh dưỡng thì phân bón lá được chia thành 2 nhóm: i) Dạng vô cơ; ii) dạng hữu cơ, trong đó có xelat và iii) hữu cơ-khoáng.

4. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng phân bón lá
(http://www.nanoxanh.vn/ky-thuat-nong-nghiep/item/32-cach-su-dung-phan-bon-la-tren-cay-trong-mot-cach-hieu-qua.html)

Chất hòa tan di chuyển qua lớp cutin thông qua những lỗ hổng gọi là vi rãnh. Mức độ hấp thu ion từ việc phun qua lá thường cao hơn vào ban đêm. Để việc hấp thu dinh dưỡng cho lá có hiệu quả:

* Phải đảm bảo nồng độ bên trong lá nhỏ hơn bên ngoài lá:
- Trước khi phun qua lá thì tạm thời không bón qua rễ.
- Nồng độ chất phun phải cao hơn nồng độ có sẵn trong lá. Tuy nhiên, nếu nồng độ phun quá cao sẽ gây cháy lá, hoặc cây bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. Trong trường hợp này có thể khắc phục bằng cách pha nồng độ dung dịch lên cao từ từ, phun thử nghiệm, đến khi cháy lá thì quay lại nồng độ trước đó, chọn nồng độ đó để phun đại trà cho cây. Đơn giản hơn là khi sử dụng phân bón lá phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn in trên bao bì).

* Phải thắng được hàng rào cản của lớp cutin:
- Phun lúc lá cây còn non khi sử dụng dụng những chất dinh dưỡng lưu động (mobile nutrients), lá còn đang phát triển thì sự chuyển dịch xuống rễ chậm hơn, điều này kích thích sự hấp thu dinh dưỡng từ rễ do bộ lá phát triển và quang hợp tốt hơn. Với các chất dinh dưỡng bất động (immobile nutrients) thì sử dụng trên cả lá già và lá non vì cả hai đều chuyển dịch chậm xuống rễ, như vậy không gây nên sự thay đổi nào hoặc có thể làm gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thu từ rễ.
- Thêm chất trải có nguồn gốc silicon là cách làm tăng hiệu quả khi phun, đặc biệt là lá có lớp cutin dày. Việc thêm chất trải cũng làm giảm thiệt hại lá vì vào ban ngày, khi nhiệt độ không khí gia tăng làm giảm ẩm độ, dẫn đến sự bốc hơi nhanh chóng dung dịch phun lá và làm khô nhanh dung dịch này trên bề mặt lá.

Khi phun urê ở nồng độ cao sẽ gây tổn thương lá nhưng có thể khắc phục bằng cách phun đồng thời đường sucrose.

* Phun nhiều lần trong một vụ để tăng hiệu quả.
* Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất
- Ở lúa: mặt trên lá mật độ khí khổng cao hơn mặt dưới lá
- Ở ngô, cà chua, khoai tây mặt trên lá mật độ khí khổng thấp hơn mặt dưới lá
- Những cây thân gỗ, đa số lỗ khí khổng đều được bố trí ở mặt dưới lá.

* Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở: Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng. Do đó, nên phun khi nhiệt độ từ 10-30 độ C, trời không nắng, không mưa, không có gió khô; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước qua rễ. Không phun khi trời mưa, nắng to do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao. Không phun sau mưa do cây đã no nước.

* Nếu bơm máy tránh ga mạnh gây ảnh hưởng cơ học lên cây.

* Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng).

* Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày.

Xem đầy đủ bài viết tại đây




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét