Bón phân cho cây lương thực

1. Sử dụng phân bón cho lúa




1.1 Tổng lượng phân bón sử dụng cho một vụ lúa

Ở đồng bằng Sông Hồng với mức bón phân chuồng từ 5 – 6 tấn/ha để đạt năng suất lúa 5,5 tấn/ha thì lượng bón khuyến cáo như sau.

Vùng
Lượng bón (kg/ha)
N
P2O5
K2O
Đất phù sa Sông Hồng
Đất phù sa Sông Gâm
Đất Phèn
Đất Bạc màu
90-100
80-90
80-90
80-100
40
50
60
60
30
30
30
60
Ghi chú:
* Muốn có bội thu năng suất thêm 1 tấn/ha (đối với giống lúa lai và giống có năng suất cao cần phải bón thêm 20 P2O5 và 30 K2O/ha. Đạm bón theo thang màu lá lúa.
*Vụ mùa lượng phân bón giảm 10% so với đậu tương xuân

Lượng phân khuyến cáo cho vùng đồng bằng sông Cửu Long
Đất
Vụ
Lượng phân (kg/ha)
N
P2O5
K2O
Phù sa sông Cửu Long
Đông xuân
100-120
20-30
0-30
Hè thu
90-120
30-40
0-30
Phèn nhẹ
Đông xuân
80-90
30-40
-
Hè thu
80-90
40-50
-
Xám
Đông xuân
90-100
30-40
60-70
Hè thu
60-70
40-50
60-70

1.2. Lượng phân bón theo các thời kì sinh trưởng
a. Các loại và dạng phân bón sử dụng cho lúa
- Các loại phân đạm thích hợp cho lúa là phân đạm amon, ere. Ure đang trở thành dạng phân đạm phổ biến với lúa nước vì có tỷ lệ đạm cao, lại rất thích hợp để bón trên các loại đất lúa thoái hóa. Phân đạm nitrat có thể dùng để bón thúc ở thời kỳ đòng, đặc biệt hiệu quả khi bón trên đất chua mặn
- Đất chua trồng lúa, bón phân lân nung chảy thường cho kết quả ngang phân supe lân do trong điều kiện ngập nước cũng dễ cung cấp cho lúa mà ít bị rửa trôi và còn cung cấp cả sillic- yếu tố dinh dưỡng có nhu cầu cao ở cây lúa. Tuy nhiên nếu cần bón thúc lân và trồng lúa trên đất nghèo S ( đất bạc màu, bón ít phân hữu cơ) thì phải dùng phân lân supe.
- Loại phân kali thích hợp cho lúa là KCl
- Khả năng chịu chua của cây lúa tốt những ở đất quá chua cây lúa sinh trưởng kém có thể do nhôm hòa tan gây ra ( hiện tượng ngộ độc nhôm) nên bón vôi là biện pháp quan trọng ở đất lúa nước quá chua.

b. Lượng phân bón cho lúa
- Lượng phân chuồng thường bón 7-10 tấn/ha, vụ mùa nên bón nhiều hơn.
- Lượng phân đạm thường bón 80-120kg N/ha. Trên đất có độ phì trung bình để đạt năng suất 6 tấn thóc/ha cần bón 160 kg N/ha
- Lượng phân lân trung bình 60 kg/ ha. Đối với đất xám, bạc màu có thể bón 80-90 kg/ha, đất phèn có thể bón 90-150 kg/ha
- Lượng phân kali bón cho lúa trung bình 30-90 kg/ha, ở mức bón trong thâm canh lúa cao 100-150 kg/ha.

c. Phương pháp bón phân cho lúa

Tỷ lệ bón phân ở các thời kỳ (%)
Loại phân
Bón lót
Bón thúc đẻ nhánh
Bón thúc đòng
Đạm
35-70
0-45
0-30
Lân
55-100
0-30
0-15
Kali
20-50
0-30
50

- Bón phân lót
+ Trong bón phân cho lúa thường bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, một phần phân đạm và kali. Thường bón lót phân chuồng trong quá trình làm đất; phân lân, kali, cùng phân đạm bón trước khi cày bừa lần cuối.
+ Cây hút khá nhiều lân trong các giai đoạn sinh trưởng đầu, giai đoạn cây con lúa bi khủng hoảng lân do vậy phân lân cần được bón lót toàn bộ hoặc bón lót và bón thúc sớm. Phân lân nên bón rải đều trên mặt ruộng trước khi cày bừa lần cuối để gieo cấy.
+ Nên bón lót nhiều phân kali trong các trường hợp: giống lúa đẻ nhánh nhiều, giống lúa ngắn ngày, lúa có hiện tượng bị ngộ độc sắt, mưa nhiều, ngập nước sâu, khí hậu lạnh
+ Thường dành 1/3-2/3 tổng lượng đạm để bón lót cho lúa. Cần bón lót nhiều đạm hơn khi cấy bằng mạ già, các giống lúa ngắn ngày

- Bón thúc đẻ nhánh
+ Thường bón bằng phân đạm hay phối hợp thêm với một phần phân lân (nếu còn chưa bón lót hết). Thời gian bón thúc đẻ nhánh vào khoảng 15-20 ngày sau cấy
+ Trên đất phèn hoặc đất quá chua khả năng cố định lân của đất rất mạnh thì bón thúc lân cho lúa là cần thiết vì vừa nhằm hạ độ phèn và độc tố trong đất vừa cung cấp dinh dưỡng lân cho lúa. Khi bón thúc nên dùng các dạng lân hạt để tránh bám dính gây cháy lá.
+ Thường dành 1/2 -2/3 lượng đạm còn lại để bón thúc đẻ nhánh nhằm làm lúa đẻ nhánh nhanh, tập trung và cũng để giảm lượng phân lót, tránh mất đạm. Cần bón thúc đẻ nhánh nhiều đạm cho lúa trong các trường hợp: cấy giống dài ngày, đẻ nhánh nhiều, mật độ cấy cao, nhiệt độ khi gieo cấy cao.
+ Đối với giống lúa cực ngắn, lúa mùa cần phải bón thúc đẻ nhánh sớm hơn
+ Bón thúc đạm cho lúa tốt nhất là bón sau khi rút nước ruộng do có thể làm tăng gấp đôi hiệu lực của phân bón so với ruộng có nhiều nước. Không nên rút nước quá 1 ngày trước khi bón thúc vì việc rút nước trong một thời gian dài thúc đẩy cỏ dại phát triển và làm mất đạm.

- Bón thúc đòng
+ Bón thúc đòng cho lúa thường sử dụng phối hợp phần phân đạm và kali còn lại. Bón đòng tốt nhất là bón sau khi gieo cấy 40-45 ngày.
+ Khi bón ít đạm thì bón thúc đòng là một kỹ thuật quan trọng để năng cao hiệu suất phân đạm và là thời kỳ bón đạm có hiệu quả nhất. Những giống đẻ ít, bông to, năng suất dựa vào số hạt trên bông thì cần phải chú trọng vào đợt bón đón đòng và nuôi hạt để tạo được bông to, nhiều hạt chắc, đạt năng suất cao. Khi đã bón lót được nhiều cũng có thể không cần bón thúc đẻ mà chỉ cần bón thúc đòng. Bón đủ phân lót và thúc đẻ nhánh có thể không bón phân đòng. (Dựa vào việc chuẩn đoán lá để xác định nhu cầu bón phân cho lúa)
+ Nên dùng phân kali bón thúc đòng cho lúa trong các trường hợp: giống đẻ nhánh ít, giống dài ngày, gieo cấy thưa, đất phèn (thiếu lân và ngộ độc sắt), đất kiềm (thiếu kẽm), lân bị đất cố định hay mưa nhiều.

- Bón nuôi hạt
+ Sau khi lúa trỗ hoàn toàn có thể bón nuôi hạt bằng cách phun phân bón lá 1-2 lần nhằm làm tăng số hạt chắc, tăng năng suất. Đây là thời kỳ bón phân có hiệu quả rõ khi trồng lúa trên đất có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng cung cấp dinh dưỡng và giữ phân kém.

2. Sử dụng phân bón cho ngô
2.1. Tổng lượng phân bón cho ngô trên 1 số loại đất ở Việt Nam

Giống
Đất phù sa ven sông
Đất phù sa trong đê
Đất bạc màu
Ngô lai
A. N150 P60 K60
A. N180 P75 K90
A. N150 P90 K120
B. N120 P45 K45
B. N150 P75 K90
B. N120 P90 K90
Ngô thường
A. N100 P60 K60
A. N120 P60 K60
A. N120 P90 K900
B. N80 P45 K45
B. N100 P45 K45
B. N100 P75 K75


A: Lượng bón để đạt năng suất cao                                B: Lượng bón để đạt năng suất kinh tế


Giống
Năng suất
Lượng phân bón
Lai
6-8 tấn/ha
N150 P90 K90
N120 P75 K75
Thuần
4-5 tấn/ha
N120 K60 P60
N100 P60 K60

2.2. Lượng phân bón theo các thời kì sinh trưởng




Bón lót: Phân chuồng 8 – 10tấn/ha/vụ. Bón lót 100%. Lân: Bón lót toàn bộ (đối với ngô đông, bón lót 2/3 còn 1/3 hòa với nước giải tưới thúc cho ngô bầu, ngô gieo khi bị lạnh).

Thúc 1: Thời kỳ 3 – 4 lá thật (sau khi gieo từ 8 – 10 ngày. Bón 20% tổng số phân đạm, 20% lượng kali. Bón bằng cách: Bổ hố, rạch hành cách cây 5cm, bón xong lấp đất và vun nhẹ. Chú ý: Đối với ngô bầu lượng bón này chia làm 2 lần tưới thúc.

Thúc lần 2: Cây ngô 7 – 8lá (30 – 35ngày). Bón 40% lượng đạm, 40% lượng kali. Cách bón: Rạch hàng cách hốc 10cm, sâu 5 – 7cm. Bón song vun gốc xới đất vun cao gốc

Thúc 3: Trước khi trỗ 10 – 15 ngày (45 – 50ngày, giai đoạn ngô xoáy nõn). Bón 40% đạm, 40% kali. Đây là lần bón vun gốc cuối cùng.

Nếu có nhân lực có thể để 10% đạm và 10%kali để tưới thúc sau khi ngô phun râu.

Đối với ruộng ngô trồng trên đất ướt hoặc làm bầu, bón thúc với lượng đạm và kali trên. Riêng phân lân chia làm 2 lần để bón (lần 1 khi cây 5 - 6 lá bón khoảng 10kg và lần 2 khi cây đạt 8 - 10 lá bón khoảng 5kg/sào Bắc bộ) bằng cách hòa loãng phân với nước để tưới giúp tăng khả năng hấp thụ cho cây giai đoạn còn nhỏ.

Ngoài ra có thể phun các loại phân bón qua lá như: K-H, Đầu trâu, Komix… mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày vào các giai đoạn sinh trưởng của cây nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng giúp cây phát triển thuận lợi.

3. Sử dụng phân bón cho sắn

Cây sắn có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên đất xấu và chua muốn có năng suất cao nhất thiết phải bón phân đủ và cân đối, không được coi nhẹ việc bón phân cho cây sắn.



Liều lượng và tỷ lệ phân bón N-P-K thích hợp bón cho sắn là 1-0,5-1, với các liều lượng cho 1 ha trồng sắn như sau:

+ Phân chuồng: (5-10) tấn/ha,
+ Mức thâm canh trung bình: 80 kg N + 40 kg P2O5+ 80 kg K2O
+ Mức thâm canh cao: 160 kg N + 80 kg P2O5+ 160 kg K2O

Bón lót: tùy theo tính chất đất mà có phương pháp bón phân. Đối với đất có tỷ lệ sét cao (thường phải làm luống). Bón lót phân chuồng và phân lân và bón theo hàng, rãnh hay theo hốc, cần phải phủ đất kỹ trước khi đặt hom sắn. Đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ (thường trồng theo hốc và không lên luống), bón lót phân chuồng và phân lân cách hốc đặt hom sắn khoảng 15-20 cm.

Bón thúc: Chia làm hai đợt
+ Đợt 1: Bón 1/2 lượng phân đạm và phân kali cách gốc sắn 20-30 cm và lấp kín đất sau khi trồng 25 đến 30 ngày, kết hợp với xới phá váng và diệt cỏ.
+ Đợt 2: Bón 1/2 lượng phân đạm và phân kali còn lại cách gốc 30- 35 cm, lấp kín phân kết hợp với xới nông và làm cỏ.

Trồng xen:
Sắn là cây hàng rộng, giai đoạn sinh trưởng 1- 4 tháng đầu rất chậm. Do đó, trồng xen sắn với cây họ đậu vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1ha đất trồng trọt và vừa cải tạo đất trồng sắn
- Đất bằng (độ dốc < 8%) trồng xen lạc, đậu xanh hoặc một số cây họ đậu. Giữa 2 hàng sắn xen 2 hàng lạc hoặc 2 hàng đậu xanh, khoảng cách giữa 2 hàng sắn là 1.0 - 1.2m; giữa 2 hàng lạc và đậu xanh là 0.25 - 0.30m và giữa 2 cây lạc và đậu xanh là 0.15 - 0.20m. - Đất dốc (độ dốc > 8%) nên trồng cỏ Vetiver làm hàng rào chắn theo đường đồng mức, khoảng cách giữa các hàng rào là 10 - 20m.

Lưu ý khi bón phân cho sắn

Cần chú ý bón thêm các loại phân và chất cải tạo đất có chứa nhiều canxi và các nguyên tố trung lượng khác như magie và lưu huỳnh. Nếu không bón đủ các chất này, việc bón phân NPK sẽ kém hiệu quả. Các loại “phân nền” này có thể là vôi, lân nung chẩy, lân super. Nếu dùng lân nung chẩy hoặc bón vôi, cần chú ý sử dụng một lượng phân đạm dưới dạng SA để bổ sung lưu huỳnh cho cây. Ngoài ra việc bón thêm phân hữu cơ hàng năm là rất hiệu quả. Trên nền các loại phân này người ta khuyến cáo bón phân NPK theo tỷ lệ 2:1:2 nếu phân nền là vôi, hay 3:1:3 nếu phân nền là lân nung chẩy hoặc super lân sẽ cho kết quả tốt. (Nguồn http://iasvn.org).

Sắn chủ yếu trồng trên đất dốc nên khi bón phân cần lưu ý bón cuốc lỗ bỏ phân vô gốc rồi lấp đất lên để tránh sự bốc hơi ,và rửa trôi khi trời mưa.

4. Bón phân cho khoai tây

- Làm đất: Cày bừa làm nhỏ đất kết hợp thu gom rơm rác và gốc dạ để hạn chế sâu bệnh truyền sang khoai. Đất nhỏ tơi thích hợp cho khoai, đất cục quá to làm cho củ phát triển méo mó, đất quá mịn cũng không tốt.

Lên luống rộng 70-80 cm, luống cao, trồng 2 hàng dọc theo luống, khoảng cách hàng 50-55 cm, cây cách cây 25-30 cm, ta sẽ có mật độ 43.000 đến 56.000 khóm/ha (tương ứng 1.600-2000 khóm/sào Bắc bộ). Đánh rạch sâu 10-12 cm theo hàng dọc theo luống, bón phân lót, trộn đều với đất rồi trồng củ. Trồng xong vét đất ở rãnh rồi phủ lên trên củ, xong vỗ nhẹ đất cho chặt củ nhưng tránh gẫy mầm củ. Tưới nước đủ ẩm cho đất ở chỗ trồng củ giống.



- Bón phân:
- Lượng phân bón và thời kỳ bón được giới thiệu ở bảng, nếu trồng trên đất nghèo dinh dưỡng thì bón nhiều hơn đất khá và giàu dinh dưỡng.

Chuẩn bị rơm, rạ mục (thu gom rơm rạ sau khi thu hoạch, trộn vôi bột 10-15kg/ sào rơm rạ, sau đó chất thành đống đảm bảo đủ ẩm để rơm rạ nhanh mục, hoặc có thể xử lý rơm rạ bằng chế phẩm Fitobiomix, sau 30 ngày thành phân hữu cơ bón tốt cho khoai tây, số lượng rơm rạ 3-4 sào rơm rạ/ 1 sào khoai tây. Nên trồng phân rác, mùn, phân hoai mục. Tính trên 1ha sử dụng phân chuồng loại mục 15-20 tấn, 1 sào là 6-7 tạ.

Loại phân
Tổng lượng
Bón lót
Bón thúc 1
Bón thúc 2
Kg/ha
+ Phân chuồng, tấn/ha
15
15


+ Phân đạm, kg/ha
- Tính theo N
100-120
30
30-40
40-50
- Tính theo phân urê
217-260
65
65-87
87-108
+ Phân lân, kg/ha
- Tính theo P2O5
50-70
50-70


-Tính theo phân      supe lân
300-420
300-420


+ Phân kali, kg/ha
- Tính theo K2O
90-100
30
60-70

- Tính theo phân      kali clorua
150-167
50
100-117


+ Bón thúc lần 1 sau khi cây mọc được 12-15 ngày.
+ Bón thúc lần 2 sau bón lần 1 khoảng 20 ngày.

Chú ý mỗi lần bón phân nên kết hợp xới xáo, vun gốc, tưới nước tạo điều kiện để hình thành và tăng trưởng của củ.

Lưu ý trong bón phân cho khoai tây

- Không bón phân chuồng tươi vì có nhiều vi khuẩn nấm bệnh làm cho mã củ không đẹp, và khoai dễ bị thối. Chỉ dùng phân chuồng hoai mục. Bón cân đối NPK, tăng lượng phân Kali và bổ sung Magiê, vào vụ mưa phải giảm lượng đạm bón. Tăng cường bón vôi.

- Khi mang khoai về nếu mầm hơi nhí là có thể trồng ngay được không cần mầm mọc dài mới đem đi trồng. Tuyệt đối khi mang khoai giống về không được tưới nước lên khoai, muốn mầm mọc nhanh cho khoai vào thúng phủ tải hoặc rơm rạ hơi ẩm lên trên để nơi khô ráo, thoáng mát tránh độ ẩm cao khoai dễ bị thối. Khi trồng không để rơm rạ bị quá ẩm hoặc đất quá khô. Khi đặt củ tránh đặt trực tiếp vào phân, nhất là phân hóa học vì như vậy củ bị chết xót vì phân.


Xem đầy đủ bài viết tại đây



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét