Bón phân cho cây công nghiệp

1. Bón phân cho cây Chè



a. Bón lót
Sau khi làm đất kỹ, xẻ rãnh, rạch hàng với độ sâu của rãnh 40 - 50cm, rộng 40 - 50cm, đáy 30 - 35cm. Bón phân hữu cơ + phân lân từ 20 - 30 tấn + 500 - 600 kg/ha. Trộn đều với đất màu.

b. Bón cho chè 1 tuổi
  • N = 30 - 35 kg/ha
  • K2O = 30kg/ha.
- N bón 2 lần vào tháng 3 và tháng 7.
- Kali bón 2 lần vào tháng 7 và 8.
- Bón cách gốc 30cm, sâu 6 - 8 cm.

c. Bón cho chè 2 tuổi
  • N = 60 kg/ha
  • K2O = 50kg/ha. Thời kỳ và cách bón như bón cho chè 1 tuổi
d. Bón phân hữu cơ theo chu kỳ: 5 năm bón 1 lần cho chè kinh doanh.
  • Cách bón: Cày 2 xá cày trùng nhau, vét rãnh sâu 20 cm, bón xuống rãnh 20 - 25 tấn hữu cơ + 500 kg phân lân/ha rồi lấp kín.
  • Thời kỳ bón: tháng 11 hoặc tháng 1
e. Bón phân vô cơ cho chè kinh doanh
- Căn cứ vào năng suất búp tươi mà dùng lượng phân thích hợp, bón 3 lần/năm vào tháng 3 hoặc 4, tháng 6 hoặc 7 và tháng 8 hoặc 9.
- Lượng phân bón như sau:

Năng suất (tấn/ha)
N (kg/ha)
K2O (kg/ha)
3
3 - 5
5 - 7
7 - 10
10 - 15
60
100
120
180
240
40
60
75
150
200

f. Bón các loại phân khác:
1. Phân sinh hóa hữu cơ với tỷ lệ N:P:K = 6:2:3: Chuyên bón cho chè với lượng bón 20 - 25kg/360m2, bón 3 lần trong năm.

2. Phân vi sinh: 30 - 40kg/360m2. Bón sau khi đốn chè, xẻ rãnh giữa hàng, đập nhỏ phân vi sinh rắc xuống rãnh, lấp kín đất.

3. Phân bón lá:
- Tác dụng tốt nhất lúc thiếu ẩm, vì phân vào đất khi cây hấp thu chậm
- Các loại phân bón lá: Thiên Nông, Komix, Hormic phun theo chỉ dẫn ở các vỏ bao bì, phun vào đầu và cuối vụ chè 3 - 4 đợt/năm.


2. Cách bón phân cho cây cà phê



2.1.Liều lượng phân bón cho cà phê
+ Phân hữu cơ:
Đối với cà phê trồng mới bón lót 5-10kg phân chuồng (trộn với 0,3-0,4kg lân)/hố, nếu đất tốt có hàm lượng hữu cơ cao thì sau 3-4 năm bón 1 lần, đất xấu thì 2 năm bón 1 lần, mỗi lần 20m3/ha (tương đương 14-15 tấn), bón vào đầu mùa mưa. Ngoài việc bón phân chuồng cần thường xuyên ép xanh, chôn vùi tàn dư hữu cơ và cành lá cà phê rụng, tạo hình để cải tạo độ phì nhiêu và vệ sinh đồng ruộng.
+ Phân hóa học:
Bảng: Lượng phân nguyên chất bón cho cà phê hàng năm.
Tuổi cây
Kg nguyên chất/ha
N
P2O5
K2O
Năm 1 (trồng mới)
60
60
30
Năm 2
120
75
100
Năm 3
150
90
130
Năm 4 trở đi (năng suất 3,5- 4 tấn nhân)
280
100
300

Bảng: Lượng phân thương phẩm bón cho cà phê hàng năm (kg/ha)
Tuổi cây
Loại phân
Sunphat Amôn (SA)
Urea
Lân nung chảy
Kaly Clorua
Năm 1
-
130
400
50
Năm 2
80
220
500
170
Năm 3
100
280
600
280
Năm 4 trở đi
200
520
700
500

Có thể tăng hoặc giảm 10-15% lượng phân cho mỗi tấn nhân tăng hoặc giảm.

Nếu dùng các loại phân hổn hợp NPK như phân Đầu Trâu 16-8-16, Việt Nhật 16-8-14, Con Trâu, Con Cò,.... thì bón với lượng từ 1,5-2 tấn/ha/năm cho cà phê kinh doanh.

2.2 Thời kỳ và phương pháp bón phân

Tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà các đợt bón có thể vào các tháng khác nhau giữa các vùng, song các đợt bón phân nhằm vào các thời điểm: Đợt 1: Bón SA trong mùa khô, tăng cường dinh dưỡng cho vườn cây sau khi thu hoạch, cắt cành tạo hình và cà phê đã ra đợt hoa đầu tiên, kích thích phát sinh cành và hổ trợ đợt hai thứ 2; Đợt 2: Khi mùa mưa bắt đầu và đất đã đủ ẩm; Đợt 3, 4: Cách đợt trước từ 1,5-2 tháng.

Trong điều kiện khí hậu ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ, các đợt bón phân cần tiến hành vào các thời điểm như sau:

  • Đợt 1: Lần tưới thứ 2 (tháng 1-2)
  • Đợt 2: Đầu mùa mưa (tháng 5-6)
  • Đợt 3: Giữa mùa mưa (tháng 7-8)
  • Đợt 4: Cuối mùa mưa (tháng 9-10)

2.3. Một số kết quả nghiên cứu bón phân cho cây cà phê

Nguyễn Văn Quảng và cộng sự, (2013) điều tra tình hình sử dụng phân bón cho cà phê vối của người dân 5 huyện tại Lâm Đồng cho thấy trung bình là 478,77 kg N + 351,45 kg P2O5 và 250,82 K2O ha/năm. Điều tra của Trương Hồng và cộng sự, (2013) lượng phân bón đa lượng mà nông dân sử dụng cho cà phê của 5 tỉnh Tây Nguyên trung bình: 389 kg N - 158 kg P2O5 - 324 K2O ha/năm; riêng Đắk Lắk nông dân bón: 382 kg N - 197 kg P2O5 - 312 K2O ha/năm.

Bảng 5: Lượng phân bón đa lượng trung bình nông dân sử dụng cho cà phê ở các tỉnh điều tra (2013)

Tỉnh
Năng suất trung bình (tấn nhân/ha)
Lượng phân nông dân bón (kg/ha)
Mức khuyến cáo (kg/ha)
N
P2O5
K2O
N
P2O5
K2O
Đắk Lắk
3,34
382
197
312
312
110
275
Đắk Nông
3,17
422
157
350
364
125
325
Lâm Đồng
3,19
378
167
321
347
120
308
Kon Tum
3,01
407
110
310
357
116
296
Gia Lai
3,25
370
164
343
357
120
308
TB
3,19
389
158
324
347
118
302

Nguồn: Thực trạng sử dụng phân bón vô cơ đa lượng cho cà phê ở Tây Nguyên. Kỷ yếu Hội thảo nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng phân bón tại Việt Nam (Nguyễn Văn Quảng và CS, 2013)

3. Liều lượng, thời điểm và phương pháp bón phân cho cây tiêu

Cây tiêu có nhu cầu về dinh dưỡng và khá mẫn cảm với phân bón. Trong các yếu tố phân bón thì cây tiêu cần nhiều nhất là đạm, kế đến là kali, lân.


Đạm: có ảnh hưởng trong việc kích thích sự tăng trưởng, tham gia hình thành các bộ phận của cây. Thiếu đạm lá vàng, thân lá phát triển kém.

Kali: giúp cây quang hợp tốt, giảm rụng trái, tăng phẩm chất hạt tiêu, tăng khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi, kháng được sâu bệnh tốt. Thiếu kali, rìa lá xoăn giòn và chuyển sang màu xám nhạt.

Lân: giúp rễ tiêu phát triển mạnh nhờ đó cây hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng khác và có khả năng chiệu hạn, giúp ra hoa đậu trái tốt. Thiếu lân cây cằn cỗi, gân lá vàng.

Canxi: làm đất bớt chua, tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật hữu ích, có ảnh hưởng đến sự phát triển của đọt non, rễ cây, sự cấu tạo hoa và di chuyển chất khô từ thân lá qua trái tiêu.

Magiê: Tiêu hấp thu Magiê nhiều nhất giai đoạn trái phát triển cho đến chín.

3.1. Liều lượng bón
3.1.1.Đối với đất đỏ


Lượng phân nguyên chất bón cho 1ha/năm(*)


Loại phân
Năm 1(**)
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
>Năm 5
N (kg)
80
110
160
220
270
300
P2O5 (kg)
60
60
80
80
90
100
K2O (kg)
30
60
120
180
240
300
CaO (kg)
500
0
300
300
300
300
Phân chuồng (m3)
10
10
10
10
10
10
(*)Tính cho mật độ trồng 2000 cây/ha, (**) Năm 1 là năm trồng mới

Lượng phân thương phẩm bón cho 1ha/năm
Loại phân
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
>Năm 5
Urê (kg)
130
196
261
391
457
522
SA (kg)
95
95
190
190
286
286
Lân Văn Điển (kg)
400
400
533
533
600
667
KCl (kg)
50
100
200
300
400
500
Vôi bột (kg)
500
0
300
300
300
300
Phân chuồng (m3)
10
10
10
10
10
10

3.1.2. Đối với đất xám


Lượng phân nguyên chất bón cho 1ha/năm

Loại phân
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
>Năm 5
N (kg)
95
125
180
250
300
330
P2O5 (kg)
70
70
90
90
110
110
K2O (kg)
40
70
130
200
270
330
CaO (kg)
550
0
330
330
330
330
Phân chuồng (m3)
15
15
15
15
15
15

Lượng phân thương phẩm bón cho 1ha/năm
Loại phân
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
Năm 5
>Năm 5
Urê (kg)
152
217
283
435
500
565
SA (kg)
119
119
238
238
333
333
Lân Văn Điển (kg)
467
467
600
600
733
733
KCl (kg)
67
117
217
333
450
550
Vôi bột (kg)
550
0
330
330
330
330
Phân chuồng (m3)
15
15
15
15
15
15

3.2. Thời điểm bón
3.2.1. Đối với năm thứ 1 (trồng mới)
  • Phân Urê: Tháng 6 bón 10%, tháng 7 bón 20%, tháng 8 bón 20%, tháng 9 bón 25%, tháng 10 bón 25%.
  • Phân SA: Chia làm 2 lần bón trong mùa khô, bón kết hợp với tưới nước đảm bảo cho tiêu.
  • Phân kali: Tháng 7 bón 20%, tháng 8 bón 20%, tháng 9 bón 25%, tháng 10 bón 25%.
  • Phân lân: bón lót trước trồng (tháng 6) 50%, cuối tháng 8 bón 50%.
  • Phân chuồng và vôi: bón lót 100% trước trồng ít nhất 20 ngày.
3.2.2.Từ năm thứ 2 trở đi
  • Phân urê và kali: Tháng 6 bón 15%, tháng 7 bón 20%, tháng 8 bón 25%, tháng 9 bón 20%, tháng 10 bón 20%.
  • Phân SA: Bón 50% trong mùa khô, kết hợp tưới nước đảm bảo cho tiêu, Đầu mùa mưa (tháng 5) bón 50%.
  • Phân lân: bón 50% vào đầu mùa mưa, 50% vào giữa mùa mưa.
  • Phân chuồng và vôi: bón 100% vào đầu mùa mưa tháng 4.
3.3. Kỹ thuật bón
  • Phân đạm và kali: Vùi sâu 5-10cm quanh mép bồn, lấp kỹ.
  • Vôi và lân: Rãi đều trên mặt bồn, trộn đều với đất bột trên mặt.
  • Phân chuồng: Bón theo rãnh sâu 10-20 cm quanh vùng rễ, lấp đất.
Chú ý: không làm đứt hay xây xước rễ.

4. Liều lượng và phương pháp bón phân cho cây cao su



*Bón phân cho cao su KTCB
  • Lượng phân bón hàng năm tùy thuộc vào mật độ cây và loại đất, trồng dày thì lượng phân bón trên đơn vị diện tích nhiều hơn so với trồng thưa. Đất xám do độ phì đất nghèo hơn nên lượng phân bón đề nghị cao hơn so với đất đỏ.
  • Trước khi trồng mỗi hố bón 5kg phân hữu cơ + 30-50g P2O5. Đất xấu, bạc màu thì bón 10kg phân hữu cơ/hố. Lượng phân bón hàng năm được chia ra để bón như sau:
  • N, K bón 2 lần/năm, lần 1 bón vào tháng 4, 5; lần 2 bón vào tháng 10, 11 khi đất còn đủ ẩm.
  • Phân lân bón 100% và đầu mùa mưa (tháng 4, 5).
  • Năm thứ 1 - 4: Bón theo tán lá
  • Năm thứ 5 trở đi: Bón theo băng rộng 1m giữa 2 hàng cao su sau khi làm sạch cỏ. Rải phân xong, xới sâu 5 - 10 cm để trộn lấp phân đều với đất.
Bảng: Lượng phân hóa học cho cao su KTCB trên đất đỏ và đất xám ở các mật độ khác nhau
Loại đất
Năm trồng
Lượng phân bón (kg/ha/năm)
N
P2O5
K2O
Đất đỏ
(555 cây/ha)
1
18
20
9
2
36
40
13
3
54
60
20
4
70
76
25
5
87
95
28
6
87
95
28
Đất xám
(555 cây/ha)
1
23
24
9
2
46
50
15
3
69
67
24
4
87
80
28
5
109
94
34
6
109
94
34
7
109
94
34
Đất đỏ
(476 cây/ha)
1
17
16
7
2
37
30
12
3
46
51
18
4
63
62
23
5
78
77
28
6
78
77
28
Đất đỏ
(571 cây/ha)
1
19
20
16
2
38
41
24
3
57
62
36
4
72
79
46
5
90
98
54
6
90
98
54

*Bón phân cho cao su ở giai đoạn kinh doanh
+ Yêu cầu:
Bón phân phải dựa trên kết quả theo dõi sản lượng, sinh trưởng của cây cao su và thành phần dinh dưỡng có trong đất, lá, mủ qua phân tích.

+ Thời vụ bón phân:
Bón vào 2 lần trong năm:
+Lần 1 bón 2/3 lượng N và K, 100% phân lân vào tháng 4, 5 (Đầu mùa mưa).
+Lần 2 bón lượng N, K còn lại vào tháng 10, 11 (Cuối mùa mưa).

+ Cách bón:
Rãi phân theo liều lượng quy định thành băng rộng 1 - 1,5m giữa hàng cao su, sau đó trộn lấp phân vùi vào đất.

Bảng: Lượng phân hóa học sử dụng cho cây cao su kinh doanh
Năm cạo
Cây/ha
Loại đất
Lượng phân nguyên chất (g/gốc)
N
P2O5
K2O
1 - 11
≧ 450
Đỏ
150
120
150
Xám
180
150
180
12 - 25
≧ 350
Đỏ
200
140
120
Xám
230
170
150

Chú ý: Khi bón phân phải chọn thời điểm lúc đất đủ ẩm, tốt nhất là khi có mưa nhỏ, tránh những thời điểm mưa quá lớn gây hiện tượng xói mòn rửa trôi mạnh, hoặc lúc thời tiết quá khô hạn sẽ làm giảm hệ số sử dụng của phân bón.

4. Bón phân cho cây Điều

Trong những năm gần đây, có nhiều giống, dòng điều lai năng suất cao đang được trồng ở nước ta, các giống này thường là không chịu rợp và phản ứng mạnh với các loại phân bón. Không những đối với giống, dòng điều nói trên, mà cả những giống đã tồn tại lâu năm ở địa phương cũng đòi hỏi được cung cấp đầy đủ N, P, K, Ca, Mg và S để đáp ứng đủ cho các hoạt động sống của cây. Ngoài ra, cây điều đặc biệt mẫn cảm với sự thiếu hụt kẽm (Zn) và sắt (Fe) khi được trồng trên những chân đất có phản ứng kiềm.

Việc nghiên cứu liều lượng phân bón cho cây điều đã được thực hiện và áp dụng trong sản xuất ở nhiều nước trên thế giới. Trung tâm Nghiên cứu Điều ở Karnataka (Ấn Độ) đã xác định được công thức bón phân hàng năm cho điều ở các độ tuổi khác nhau như trình bày trong bảng. Lượng phân này được chia đều bón làm 2 lần: Lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào cuối mùa mưa lúc độ ẩm đất còn cao. Ngoài ra khi trồng cần bón lót 6 tấn phân chuồng cho 1 ha điều.

Bảng: Lượng phân bón cho điều ở Ấn Độ
Tuổi cây
g/cây/năm
N
P2O5
K2O
Năm 1
170
40
40
Năm 2
350
80
80
Năm 3 đến 14
500
125
125
Năm 15 đến 20
750
250
250
  Nguồn: R.C. Mưandal, 1988.

Tại Việt Nam, trong những năm qua, có nhiều công trình nghiên cứu về liều lượng phân bón cho điều đã xác định được liều lượng và thời điểm bón phân cho điều như trong bảng , lượng phân này được chia đều bón vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

Bảng: Lượng phân và thời điểm bón phân cho cây điều ở Việt Nam (g/cây/năm)
Tuổi cây
Lượng phân bón
Thời điểm bón phân
N
P2O5
K2O
Năm 1
60
20
20
Lần1: đầu mùa mưa; lần 2: cuối mùa mưa
Năm 2
125
30
40
Lần1: đầu mùa mưa; lần 2: cuối mùa mưa
Năm 3
200
40
60
Lần1: đầu mùa mưa; lần 2: cuối mùa mưa
Năm 4 trở đi
250
50
75
Lần1: đầu mùa mưa; lần 2: cuối mùa mưa
Nguồn: Hoàng Chương và Cao Vĩnh Hải, 1998; Đường Hồng Dật, 1999.

Tuy nhiên, vào năm 2000, Hội đồng Khoa học Kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành qui trình bón phân chung cho điều (được dẫn bởi Trương Hồng, 2004). Theo qui trình này thì lượng phân bón cho cây điều gần gấp đôi so với lượng phân trong bảng Lượng phân và thời điểm bón phân cho cây điều ở Việt Nam. Cây điều ở giai đoạn Kiến thiết cơ bản được thể hiện ở bảng sau:

Bảng: Liều lượng và số đợt bón phân cho điều ở giai đoạn KTCB
Tuổi cây
Số đợt bón
phân/năm
Lượng phân bón (g/cây/đợt)
N
P2O5
K2O
Năm 1
4 - 5
9
3
3
Năm 2
3
90
30
30
Nguồn: Trương Hồng, 2004.

Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, chia đều phân và bón làm 3-5 lần vào các tháng 6, 7,8, 9,10. Khi bón nên rạch rãnh theo vành tán cây, bón phân và lấp đất lại.

Cây điều ở giai đoạn Kinh doanh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng: Liều lượng và số đợt bón phân cho điều ở giai đoạn KD
Tuổi cây
Đợt bón
Lượng phân bón (g/cây/đợt)
N
P2O5
K2O
Năm 3
Thứ nhất
300
100
100
Thứ hai
200
130
130
Năm 4 - 7
Lượng phân cần bón = Lượng phân năm thứ 3  +  20 đến 30%
lượng phân năm thứ 3 (hoặc tùy năng suất mà có điều chỉnh)
Năm 8 trở đi
Dựa trên lượng phân bón năm 3 và có điều chỉnh lượng phân
cho phù hợp với sinh trưởng và năng suất của cây điều
Nguồn: Trương Hồng, 2004.

Đối với cây điều ở giai đoạn KD, bón 2 đợt, đợt 1 vào tháng 5 hoặc 6; đợt 2 vào tháng 8 hoặc 9. Khi bón nên rạch rãnh quanh gốc theo mép tán (cách gốc khoảng 1,5 mét), bón phân vào và lấp đất.

Từ kết quả nghiên cứu và điều tra trên diện rộng về canh tác và phân bón cho điều, chúng tôi đề xuất lượng phân bón cho điều trồng trên đất xám và đất bazan ở các tỉnh ven biển miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam bộ như sau:


Bảng: Lượng phân bón cho điều trồng trên đất xám và bazan
Tuổi cây
Số đợt bón
phân/năm
Lượng phân bón (g/cây/năm)
N (urê)
P2O5 (lân nung chảy)
K2O (KCl)
Đất xám
1 tuổi
4
20 (44)
10 (67)
10 (17)
2 tuổi
3
100 (217)
60 (400)
60 (100)
3 tuổi
3
150 (326)
60 (400)
80 (133)
4 tuổi
2
250 (543)
140 (933)
160 (266)
Các năm sau
2
460 (1000)
200 (1333)
220 (367)
Đất đỏ bazan Tây Nguyên
1 tuổi
4
20 (44)
10 (67)
10 (17)
2 tuổi
3
90 (195)
50 (333)
50 (83)
3 tuổi
3
100 (217)
60 (400)
80 (133)
4 tuổi
2
200 (434)
120 (800)
140 (233)
Các năm sau
2
400 (870)
200 (1333)
220 (367)
Ghi chú: Số liệu ngoài ngoặc đơn là lượng phân nguyên chất N, P2O5 và K2O. Số liệu trong ngoặc là lượng phân tính theo thương phẩm: urê, lân nung chảy, KCl.
Nguồn: Trạm Nghiên Cứu Đất Tây Nguyên, 2003.

Cách bón: Chia đều lượng phân và bón vào đầu, giữa và cuối mùa mưa theo số lần của từng tuổi cây. Khi bón nên rạch rãnh theo mép tán, bón phân và lấp đất.

Xem đầy đủ bài viết tại đây



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét