Đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng, phát triển bình thường. Nếu thiếu hoàn toàn hoặc thiếu bất cứ một yếu tố nào đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Để phát huy đầy đủ tác dụng của các loại phân bón cho đậu tương, cần phải hiểu rõ đặc tính lý hoá và thành phần dinh dưỡng của đất, đặc điểm tính chất của loại phân bón, đặc điểm dinh dưỡng của cây đậu tương. Đậu tương cảm ứng với muối khoáng hơn các loại cây trồng khác. Do đó khi bón phân cho đậu tương, không nên rắc tập trung mà nên vãi đều trên bề mặt để không ảnh hưởng đến sự nảy mần của hạt. Trong trường hợp đất nghèo dinh dưỡng hoặc lượng phân ít buộc phải bón tập trung thì nên rắc phân cách hàng 8 - 13cm, lấp sâu 8 -10 cm. Không nên rắc phân ngay dưới hàng hạt, rễ sẽ ăn sâu thẳng xuống mà không phát triển bề rộng. Bón phân tập trung gần hạt, làm rễ mầm bị cháy, không bảo đảm mật độ cây.
• Phân đạm
Đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ khí trời để cung cấp cho cây, do vậy người ta thường bón ít phân N cho đậu tương. Khả năng cố định N của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Harper (1974) thấy rằng việc cố định N2 và sử dụng nitrate (NO-3) có tầm quan trọng để thu được năng suất tối đa (Ngô Thế Dân và cs, 1999). Tuy nhiên, ông thấy nếu NO3 dư thừa có hại tới năng suất vì lúc đó sự cố định N2 bị ức chế hoàn toàn. Nhiều tác giả cho thấy, bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều N, hoặc bón không đúng thời kỳ sẽ ức chế sự hình thành, phát triển và hoạt động của vi khuẩn nốt sần. Trên các đất giàu dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu NO3 cho cây đậu tương thì bón đạm không có tác dụng tăng năng suất. Tuy nhiên trên đất nghèo chất hữu cơ, kém thoát nước và rất chua thì bón phân đạm với lượng 50 - 60N cho một ha sẽ có tác dụng tăng năng suất.
• Phân lân và vôi
Bón phân lân cho cây giảm tỷ lệ rụng nụ, rụng hoa, tăng tỷ lệ hạt chắc và tăng năng suất rõ rệt (Trần Văn Điền, 2001). Lân làm tăng hoạt động cố định đạm của vi khuẩn nốt sần. Tuỳ theo năng suất đậu tương cao hay thấp và thành phần lân có sẵn trong đất để xác định mức bón P hợp lý. Nhưng lượng phân lân thường được bón từ 30 - 100 kg P2O5 Cho 1 ha, bón lót cùng với phân hữu cơ. Bón vôi cho đất chua để đạt pa khoảng 6-6,5 là yếu tố quan trọng để sản xuất đậu tương có hiệu quả. Đất có độ kiềm cao, pH > 7,5 có ảnh hưởng không tốt tới sản xuất đậu tương, nhưng không kinh tế khi ta cố gắng giảm pH đất. Trên các đất này, hàm lượng các nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Cu, B, Zn thường giảm. Như vậy, đối với loại đất này, nông dân phải chọn các giống có tính chống chịu cao và bón nhiều phân vi lượng.
• Phân kali
Ở đất nghèo kali, đất cát, đậu tương phản ứng rõ rệt với phân kali. Đối với các vùng trồng đậu tương thuộc đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, do đặc điểm đất ở đây tương đối giàu kali, hiệu quả bón phân kali cho đậu tương ở vùng này thấp.
Lượng phân kali bón thích hợp là 40 -70 K2O, chia làm 2 lần; bón lót 50% kết hợp với 1/2 số phân đạm và bón thúc số phân còn lại khi cây có 3 - 5 lá kép.
• Phân vi lượng
Molipden (Mo) là nguyên tố quan trọng cho quá trình trao đổi N. Một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, châu âu và Mỹ đã công bố năng suất đậu tương tăng do bón thêm vi lượng Mo. Lượng Mo dùng để xử lý hạt cần 17 g/ha, trong khi đó nếu bón vào đất cần 800g/ha. Bón vôi để giữ pH đất 6,2 có thể có tác dụng phòng chống hiện tượng thiếu Mo. Trên đất kiềm, đất cát, hiện tượng thiếu Mn thường xảy ra, bón phân Mn theo hàng cho hiệu quả cao hơn bón vãi, bón theo hàng kết hợp với phun lên lá cho hiệu quả cao hơn.
Qui trình bón phân
Để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón đầy đủ phân hữu cơ và các loại phân khoáng khác, qui trình bón phân cho cây đậu tương như sau:
Liều lượng: Liều lượng phân bón cho 1ha
- Phân chuồng: 6-10 tấn
- Phân đạm: l0-20N ≈ 50-l00kg đạm sunfat hoặc 20-40kg đạm urê
- Lân: 30-60 P2O5 ≈ 150-300kg Supelân
- Kali : 40-70K2O ≈ 80- 150 kg kali sunfat
- Vôi: 300-500kg vôi bột.
Cách bón:
- Bón toàn bộ vôi trước lúc bừa lần cuối cùng.
- Bón lót vào rãnh hoặc hốc toàn bộ phân chuồng cộng toàn bộ lân và một nửa số đạm và số phân kali. Sau khi bón lót phân chuồng và phân vô cơ cần dùng đất nhỏ lấp kín toàn bộ phân dày 2-3 cm, tránh để phân tiếp xúc với hạt làm giảm tỉ lệ nảy mầm. Khi đất quá ướt (độ ẩm đất >90%) hoặc quá khô thì không nên bón lót phân đạm và kali mà để phân N và K lại tập trung cho bón thúc sớm khi cây có 3-5 lá kép, để phân không ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm.
- Bón thúc: Bón 1/2 lượng phân đạm và kali còn lại vào lúc cây có 3-5 lá kép.
Bón cách gốc 3-5 cm sau đó xới vun lấp toàn bộ phân.
2. Bón phân cho lạc
a. Đạm (N)
Cây lạc có thể lấy đạm từ nhiều nguồn: Đạm từ khí trời thông qua vi khuẩn cố định đạm, nguồn đạm có sẵn trong đất, nguồn đạm từ phần hữu cơ và vô cơ. Do đất trổng lạc hầu hết có thành phần cơ giới nhẹ nên chất dinh dưỡng dễ rửa trôi và nhu cầu về đạm cùa các giống khác nhau, nên việc bón đạm phải thận trọng. Nếu bón quá ngưỡng sẽ gây nên hiện tượng mất cân bằng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực làm ảnh hưởng đến quá trình tích lũy sản phẩm đồng hóa về quả và hạt dẫn đến năng suất lạc thấp. Nếu để cây thiếu đạm cây sẽ mềm yếu, có dáng cao do sự sinh trưởng bị ngừng trệ sớm và các lá non phát triển không đầy đủ, màu lá ban đầu sáng màu chuyển sang màu xanh nhạt và cuống lá cũng chuyển màu, lá sẽ dần ngà sang màu vàng. Hiện tượng chuyển màu tập trung ở giữa lá. Các lá non cũng bị nhạt và chuyển màu. Theo tính toán các nhà nghiên cứu đã đưa ra lượng đạm thích hợp bón cho cây lạc là 20 - 30 kg N/ha vào lúc gieo và thời kỳ 3 - 5 lá. Đối với các giống lạc có dạng hình thâm canh (LI4. MD9, LI8, LI5...) thân cứng, chiều cao cây vừa phải lượng đạm thích hợp ờ mức 45 kg/ha.
b. Lân (P2O5)
Lân là yêu tố dinh dưỡng chủ đạo của cây lạc và cũng là một trong những yếu tố hạn chế năng suất trên các loại đất trồng lạc có thành phần cơ giới nhẹ. Lân có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây lạc, làm cho lạc chín sớm. Lân thúc đẩy sự phát triển của nốt sần, có tác dụng tốt đến việc ra hoa, đậu quả cũng như làm tăng sức sống của hạt. Theo kết quả nghiên cứu về lân đối với lạc cho thấy rằng với nền phân chuồng 8-10 tấn/ha, bón bổ sung 60 kg P2O5 + 60 kg K2O + 30 kg N đạt giá trị kinh tế cao nhất. Trung bình hiệu suất 1 kg P2O5 đạt 4 - 6 kg lạc vỏ.
c. Kali
Kali đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sự phát triển quả, làm tăng khả năng giữ nước của tế bào,tăng tính chịu hạn và chống đổ của cây. Ngoài ra Kali còn có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu N và P. Thiếu hụt Kali sẽ làm cây sinh trưởng chậm lại, mép lá bị hóa vàng, lá cháy xém và bị khô vào lúc trưởng thành. Thừa kali ở vùng quả làm cản trở hấp thu Ca, làm thối quả và có vết (quả không căng mẩy). Hiệu suất 1 kg K2SO4 trên đất bạc màu là 8 - 10 kg lạc vỏ.
d. Vôi (Ca)
Vôi có ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng, đến độ mẩy của quả và chất lượng hạt lạc. Cho nên khi thiếu vôi quả lạc sẽ không đầy, vỏ quả dòn, tỷ lệ đậu quả giảm. Vôi là một trong những yếu tố quan trọng nhất để sản xuất lạc hạt to. Nhu cẩu vôi của lạc cao nhất là lúc hình thành quả và hạt. Đặc điểm của thiếu hụt canxi là chồi cây màu tối, nảy mẩm và mọc chậm, cây con sống thấp, sinh trưởng chậm, cây yếu.
Việc bón vôi cho lạc không chỉ có ý nghĩa là để làm tăng trị số pH đất mà còn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho lạc đổng thời tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cố định đạm phát triển dễ dàng và diệt nấm vệ sinh đồng ruộng.
Vì canxi không di động trong cây nên bón vôi trực tiếp vào gốc trước khi vun hoặc héo hoa đợt 2 sẽ giúp tia quả hút canxi trực tiếp vỏ quả mỏng và hạt mẩy hơn. Hiện nay lượng vôi bón cho lạc khoảng 400 - 600 kg/ha tùy từng loại đất mà bón làm 2 đợt (bón lót và bón thúc khi héo hoa đợt 2).
e. Các yếu tố vi lượng
Trong những năm gần đây việc sử dụng các yếu tố vi lượng và các chất điểu hòa sinh trưởng đã trở thành phổ biến trong thâm canh cây trồng trong đó có cây lạc.
- Molipden: Có tác dụng tăng hoạt tính vi khuẩn nốt sần, tăng khả năng đồng hóa nitơ. Khi lạc được phun Molipden lên lá giai đoạn trước khi ra hoa sẽ làm tăng năng suất từ 10 -16%. Molipden được cung cấp cho cây bằng cách phun dung dịch Amôn molipđat 0,3% lên lá lạc trước khi bắt đầu ra hoa.
- Bo: Là yếu tố giúp cho quá trình phát triển rễ, tăng khả năng chịu hạn, giúp quả không bị nứt, hạn chế nấm bệnh xâm nhập. Thiếu Bo làm tỷ lệ đậu quả giảm, tăng hạt lép, sức sống của hạt giảm. Có thể cung cấp Bo cho lạc bằng cách phun dung dịch axit Boric 0,03% cho cây lạc lúc ra hoa hoặc bón muối Borat 10kg/ha cho cây lạc để có tác dụng làm tăng năng suất lạc.
- Sử dụng Sunphat mangan cũng góp phần làm tăng năng suất lạc. Hiệu quả của phân vi lượng đến năng suất lạc đã thể hiện rất rõ khi phun tổng hợp cả bo, molipden và mangan với liều lượng mỗi lẩn phun 100g Molipdat Amôn, 100g axit Boric và 100g Sunphat Mangan cho 1 ha trồng với nồng độ 0,1%.
* Bón tỷ lệ N:P:K cân đối
Theo nhiều nghiên cứu về các yếu tố dinh dưỡng với lạc trên nhiều loại chân đất khác nhau người ta đã rút ra tỷ lệ 1:3:2 (30N: 90 P2O5 : 60 K2O) chung cho sản xuất lạc ở miền Bắc là phù hợp trên nền 10 tấn phân chuồng mục. Đối với các giống có tiềm năng năng suất cao có thể tăng tỷ lệ theo quy định.
3. Bón phân cho mía
+ Bón lót: Trước khi đặt hom cắn bón lót vào rãnh toàn bộ lượng phân hữu cơ, toàn bộ phân lân (P). một phần phân đạm (N) và một phần kali (K). Cần bón thêm một số thuôc trừ sâu dạng hạt như: Diaphos, Furadan... để phòng sâu đục thân và mối.
+ Bón phân: Cho 1ha mía (10000 m2)
• Phân hữu cơ: 10-20 tấn/ha
• Vôi: 0,5 - 1 tấn/ha (khi đất có pH -4-5)
• Phân hóa học:
Mùa vụ
|
N (kg)
|
P2O5 (kg)
|
K2O (kg)
|
Mía tơ
|
175 – 200
|
90 – 120
|
150 – 200
|
Mía gốc
|
200 - 230
|
100 - 135
|
170 - 230
|
Quy ra dạng thương phẩm
Công thức 1
|
Công thức 2
|
Ure: 380 – 435 kg
|
Ure: 300 – 350 kg
|
Supe lân: 450 – 600 kg
|
DAP: 200 – 250 kg
|
Kali: 250 – 300 kg
|
Kali: 250 – 300 kg
|
- Bón toàn bộ vôi trước khi làm đất.
- Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ, supe lân hoặc l/2kg ADP và l/3kg kali.
- Bón thúc 1 (1 tháng sau khi trổng): Bón 1/2kg DAP còn lại. l/2kg urê và l/3kg kali.
- Bón thúc 2 (3 tháng sau khi trồng); Bón l/2kg urê và l/3kg kali còn lại.
+ Đặt hom: Sau khi hoàn tất cồng việc rạch hàng, bón lót phân thì tiến hành đặt hom giống. Có nhiều kiểu đặt hom khác nhau:
• Đặt 1 hàng nối tiếp nhau.
• Đặt 2 hàng cặp đôi.
• Đặt 2 hàng so le (kiểu nanh sấu).
• Đặt hom xiên kiểu xương cá.
Nếu chất lượng hom giông tốt, đất đủ ẩm thì nên đặt hom theo kiểu 1 hàng nối tiêp hoặc kiểu 2 hàng so le để tiết kiệm hom giông. Chú ý, khi đặt hom. mắt mầm phải nằm hai bên hom đế mọc mầm dễ hơn. Cần chuẩn bị một số hom giâm sẵn để trồng dặm nếu thấy cần thiết.
+ Lấp đất: Đây là một trong những công đoạn không kém phần quan trọng, ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và mật độ cây mía sau khi trồng. Đặt hom đến đâu phải lấp đất ngay đến đó, không để hom phơi lâu trên ruộng. Đất lấp kín hom với độ dày vừa phải (khoảng 3 – 5cm), ở vùng đất cao, nên trồng vào cuối mùa mưa (tháng 11 - 12) cần phải lấp đất sâu hơn và phải nén chặt để hom tiếp xúc với đất, như vậy hom mía không bị chết khô.
4. Bón phân cho cây thuốc lá
- Trong các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp tổng hợp và liên hoàn nhằm tăng năng suất và chất lượng thuốc lá phân bón giữ một vị trí cực kỳ quan trọng. Hiệu quả của sản xuất thuốc lá không những phụ thuộc vào năng suất mà còn phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm. Trong các loại cây trồng, thuốc lá là cây rất dễ thích ứng và nhạy cảm với phân bón. Ngoài yếu tố để tăng nâng suất phân bón ảnh hưởng rất sâu sắc tới phẩm chất thuốc lá và nó được xem như là một yếu tố điều chỉnh phẩm chất của nguyên liệu; đặc biệt là phân khoáng.
- Phân bón làm thay đổi đặc tính công nghệ, thay đổi kết cấu tế bào do đó dẫn đến thay đổi phẩm chất. Ví dụ khi bón quá nhiều N, hàm lượng nicotin và vật chất chứa đạm tâng nên thuốc hút nặng. Bón N quá muộn làm lá chín chậm, khó sấy vàng, hàm lượng nicotin cao, phẩm chất thuốc cũng kém, ở cả hai mặt, thiếu phân hay thừa phân đều dẫn đến hiệu quả của phân bón kém.
Thừa phân hoặc tỷ lệ phối hợp không cân đối, ngoài việc giảm chất lượng nó còn làm cho cây thuốc lá kém sức đề kháng với những điểu kiện bất lợi như chống hạn kém, dễ bị nhiễm sâu, bệnh.
* Cơ sở của bón phân hợp lý cho thuốc lá
- Nguyên tắc bón phân cho thuốc lá là bón phối hợp, bón lót đầy đủ, bón thúc sớm và kết thúc trước khi thân lá bước vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất.
- Mục tiêu của việc sản xuất nguyên liệu thuốc lá phải đạt được 2 yêu cầu: chất lượng và năng suất. Là một cây trồng, đối tượng kinh tế là lá già chín; về sinh lý việc tăng năng suất không phải là khó nhưng để đạt được chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của công nghiệp chế biến là việc vô cùng khó khăn. Muốn vậy, trước hết cần phải căn cứ vào tình hình khí hậu, tính chất đất đai, chủng loại phân bón, tình hình sinh trưởng và nhu cầu dinh dưỡng của cây.
* Phương pháp bón
- Bón lót: Các loại phân được ủ kỹ và trộn đều, bón ở độ sâu 10-12cm cách hốc trồng cây 7-10cm. Lưu ý khi bón không để làm xót rễ dẫn đến chết cây con.
- Bón thúc:
+ Lần 1: Sau trồng 15-20 ngày, tiến hành xới xáo làm cỏ, vun nhẹ quanh gốc, đồng thời ngắt bỏ lá vàng, lá gốc và lá bị bệnh.
+ Lần 2: Sau trồng 30-40 ngày, xới xáo, làm sạch cỏ dại kết hợp vun cao luống và vét rãnh (chú ý không bón thúc quá muộn sau trồng 40 ngày).
* Lượng bón:
- Bón lót: Dùng DAP + 1/3 K2S04
- Bón thúc lần 1: 1/2 Nitrat amôn + 1/3 K2S04
- Bón thúc lần 2: 1/2 Nitrat amôn 1/3 K2SO,t
Nhu cầu dinh dưỡng của cây thuốc lá khá phức tạp. Thực tế về số lượng nhu cầu của cây thuốc lá đòi hỏi không nhiều nhưng muốn có thuốc lá chất lượng cao phải đạt được các trị số cân bằng giữa các thành phần khoáng, cũng như các hợp chất hữu cơ được tạo thành trong cây. Sự thiếu hụt hoặc thừa thành phần đinh dưỡng, sự mất cân đối các vật chất đều dẫn đến thiệt hại về nàng suất và chất lượng.
Cây thuốc lá là một cây trồng ngắn ngày, từ khi trồng đến khi thu hoạch xong khoảng 4 tháng. Việc bón lót đầy đủ (phân hữu cơ, phân vô cơ), bón thúc sớm và dứt điểm vào trước ngày thứ 40 là một yếu tố quyết định đến tăng năng suất và chất lượng của thuốc lá nguyên liệu.
Ở nước ta, trong thực tế sản xuất, lượng phân bón cho 1 hecta là phân chuồng 0-5 tấn + 50-60 kg N + 100-120 kg P205 + 120-150 kg K20.
Theo Công ty nguyên liệu thuốc lá Bắc, lượng phân bón trong vụ xuân 2001 ở các vùng trồng thuốc lá phía Bắc nước ta như sau.
Định mức sử dụng phân bón theo vùng
TT
|
Vùng
|
ĐVT
|
Nitrat
amôn
|
DAP
|
Kali
sunphát
|
1
|
Lạng Sơn (trừ Bắc Sơn), Bắc Kạn, Sơn La N:P:K - 50:75:75
|
Kg/sào
Kg/ha
|
2,3
64
|
5,8
160
|
5,4
150
|
2
|
Thái Nguyên
N:P:K = 50:100:180
|
Kg/sào
Kg/ha
|
1,1
33
|
7,9
220
|
13
360
|
3
|
Bắc Giang, Sóc Sơn
N:P:K = 60:120:200
|
Kg/sào
Kg/ha
|
1,4
40
|
9,4
260
|
15,2
420
|
4
|
Ba Vì, Bắc Son-Lạng Sơn
N:P:K = 60:90:120
|
Kg/sào
Kg/ha
|
2,7
75
|
7
196
|
8,6
240
|
5
|
Thanh Hoá
N:P:K = 50:100:180
|
Kg/sào
Kg/ha
|
1,7
33
|
11
220
|
18
360
|
Xem đầy đủ bài viết tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét