Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, phân bón… trong số đó phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng. Phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản. Đứng trước tình trạng sử dụng phân bón quá liều lượng và không kiểm soát được chất lượng, người nông dân cần phải quản lý tổng hợp phân bón.
Quản lý tổng hợp phân bón trong quản lý cây trồng tổng hợp, nông nghiệp hữu cơ và thực hành nông nghiệp tốt là sử dụng phân bón có nguồn gốc rõ ràng, có dấu hợp quy trên bao bì, nhãn mác; Sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống được ủ hoai mục (trường hợp sử dụng phân bón tự sản xuất); Sử dụng phân bón đúng giai đoạn sinh trưởng và đủ lượng, sử dụng phân cân đối hợp lý.
Quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management, viết tắt theo tiếng Anh là ICM). Thực hiện tốt chương trình ICM cây trồng phát triển tốt, ít sâu bệnh, cho năng suất cao, sản phẩm sạch, chất lượng tốt. Với mục tiêu “3 giảm, 3 tăng (ở miền Nam) hay “2 giảm, 3 tăng” (ở miền Bắc). Trong đó 3 giảm là: giảm lượng giống hoặc lượng nước tưới, giảm lượng đạm bón dư thừa, giảm thuốc BVTV; 3 tăng là: tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích.
1. Sử dụng phân bón có nguồn gốc rõ ràng, có dấu hợp quy trên bao bì, nhãn mác
Hiện nay quản lý thị trường phân bón trong nước còn nhiều lỏng lẻo, bất cập khiến tình hình phân bón giả, kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc... xuất hiện tràn lan trên thị trường. Tình trạng quản lý phân bón còn bất cập, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng tràn lan mà người gánh chịu là nông dân, người tiêu dùng và môi trường sinh thái nông thôn, sản xuất nông nghiệp”.
Điều này có nghĩa là một lượng phân bón kém chất lượng đang được sử dụng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp: làm cho thoái hóa do phải chịu những chất độc hại từ đó chất lượng nông sản bị giảm sút; cây yếu sẽ bị sâu bệnh tấn công nhiều hơn khiến cho việc tăng thêm lượng kinh phí cho việc phòng và trị sâu bệnh hại. Cuối cùng chi phí sản xuất thì tăng thêm mà thu nhập thì giảm đi khiến cho lợi nhuận của vụ mùa giảm sút.
Quản lý tổng hợp phân bón là kiểm soát, sử dụng phân bón đúng chất lượng. Cơ quan nhà nước cần phối hợp tuyên tuyền cho người nông dân phân biệt phân bón chất lượng và kém chất lượng; hỗ trợ người nông dân sử dụng phân bón an toàn hiệu quả, tăng giá trị sản phẩm. Trước tình trạng như vậy người nông dân với vai trò chủ thể sử dụng cần chủ động kiểm soát chất lượng phân mình sử dụng bằng cách chỉ mua và sử dụng phân bón có nguồn gốc rõ ràng, có dấu hợp quy trên bao bì, nhãn mác.
2. Sử dụng phân bón đúng giai đoạn sinh trưởng và đủ lượng, sử dụng phân cân đối hợp lý
Phương pháp sử dụng phân cân đối, hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân cân đối, hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối.
3. Sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống được ủ hoai mục (trường hợp sử dụng phân bón tự sản xuất hoặc phân hữu cơ chế biến)
Hiệu suất sử dụng phân bón hiện nay đang rất thấp cũng do việc sử dụng mất cân đối phân bón vô cơ và hữu cơ. Nắm được các nguyên tắc sử dụng phân bón nêu trên việc dùng phân hữu cơ (truyền thống được ủ hoai mục hoặc sản phẩm chế biến) là cần thiết.
Phát triển sản xuất trong nông nghiệp hữu cơ và thực hành nông nghiệp tốt, sử dụng phân bón hữu cơ ngoài việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ, còn có thể khai thác tiềm năng rất lớn về tận dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời cải thiện môi trường đất.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế cao, ổn định ở những nơi bón cân đối tỷ lệ đạm hữu cơ và vô cơ. Bón phân hữu cơ còn làm giảm bớt lượng phân khoáng cần bón. Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu bón 10 tấn phân chuồng/ha có thể giảm bớt được 40-50% lượng phân Kali cần bón, hiệu quả sử dụng của phân đạm vô cơ trên cây lúa có thể tăng lên 30-40% trên nền bón phân hữu cơ so với nền không bón.
Xem đầy đủ bài viết tại đây
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét