Đất là môi trường sống và phát triển của các loại cây trồng – nguồn thực phẩm nuôi sống chúng ta và hơn thế nữa đó là nguồn nuôi dưỡng và duy trì sự sống trên hành tinh chúng ta. Tuy nhiên do yêu cầu của sự phát triển mà chúng ta đã và đang sử dụng đất của đất thông qua thâm canh và sử dụng quá mức các nguồn dinh dưỡng bổ sung từ bên ngoài vào đất. Điều đó làm đất ngày trở nên chai cứng, mất dần sức sản xuất. Như vậy cần phải cải tạo, duy trì và phát triển đất bền vững. Một trong các biện pháp hiện nay chính là sử dụng chất cải tạo đất.
Chất cải tạo đất trong sản xuất nông nghiệp là các sản phẩm sẵn có trong tự nhiên hoặc chế biến đưa vào đất nhằm mục đích cải tạo một số tính chất mà con người bổ sung vào đất với mục tiêu làm thay đổi tính chất của đất theo chiều hướng tốt. Ví dụ làm tính chất của đất chở nên: mềm, tơi xốp, tăng khả năng giữ nước và khả năng thoát nước, tạo điều kiện tốt nhất cho rễ cây phát triển; Đất phải bảo vệ được cổ rễ và rễ cây trước sự xâm hại của các loại nấm bệnh; Đất phải tăng độ mùn, giữ chất dinh dưỡng.
Chất cải tạo đất cải thiện được tính chất sinh học của đất trồng, tăng chủng loại vi sinh vật có ích, nâng cao sức sống rễ cây, hạn chế mầm bệnh hại có trong đất.
2. Các chất cải tạo đất
- Vôi: Bón vôi đặc biệt hiệu quả cải tạo đối với những
vùng đất chua phèn (Đất chua phèn có độ pH thấp < 6.5). Dùng vôi nông nghiệp
trải đều khắp bề mặt đất vườn nhằm giúp hạ phèn (dùng liều lượng 150-200 kg vôi
cho 1.000m2 đất), nhờ nước mưa rửa trôi phèn thấm từ đất ra, sau 1-2 mùa
mưa thì đất phèn được cải tạo và có thể trồng cây, canh tác hoa màu được.
Có 3 loại vôi chính dùng để bón cải tạo đất: bột đá
vôi (CaCO3), vôi nung (CaO) và vôi tôi (Ca(OH)2). Vôi bột
xám sẽ mang lại hiệu quả cải thiện pH đất cao nhất bởi trong vôi bột xám có chứa
cả Ca và Mg. Tuy nhiên tùy theo tình trạng suy thoái cụ thể của từng loại đất
và tác dụng của từng loại vôi mà sử dụng cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao
nhất.
- Phân bón: Đối với loại đất thoái hóa, nghèo kiệt, có
hàm lượng chất hữu cơ thấp, khi bón vào đất phân bón hữu cơ giúp cải
tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất bằng việc cung cấp, bổ
sung các chất mùn, trả lại chất hữu cơ lấy đi từ các sản phẩm thu hoạch,
các loại vi sinh vật cho đất trồng.
Phân bón hữu cơ truyền thống như phân chuồng, phân
xanh, phân rác,…Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh
học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón
hữu cơ khoáng.
- Các chế phẩm khác: Áp dụng chế phẩm sinh học trong cải
tạo đất trồng, bổ xung các sinh vật (vi sinh vật) có lợi cho đất. Sử dụng chế
phẩm cho hiệu quả nhanh và không gây hại cho cây trồng.
Xem đầy đủ bài viết tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét