1. Khái niệm
Phân trung lượng cấu thành từ các nguyên tố như: Canxi (Ca), Lưu huỳnh (S), Magie (Mg) thường được cung cấp qua các thành phần phụ của phân đa lượng và chất cải tạo đẩt. Trong một số trường hợp cũng có bón từng loại phân riêng:
+ Canxi được cấp qua bón vôi và các loại phân như phân nung chảy, supe lân.
+ Lưu huỳnh được cung cấp qua bón supe lân hoặc sunfat amon.
+ Magiê có nhiều trong phân nung chảy và phân kali - magiê.
Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần ở mức trung bình. Mặc dù số lượng yêu cầu không lớn như NPK nhưng các chất trung lượng (canxi, magiê và lưu huỳnh) là những chất có vai trò vô cùng thiết yếu đối với cây trồng
2. Vai trò và triệu chứng thiếu chất của các chất dinh dưỡng
2.1. MAGIÊ (Mg) - Magnesium
- Magiê (Mg) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật, là thành phần quan trọng của clorophyll và đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.
- Ở thực vật, Mg được hấp thụ ở dạng ion Mg2+. Giống như canxi (Ca2+), Mg tới các rễ cây do di chuyển theo trọng lượng và khuếch tán. Lượng Mg do các cây trồng hấp thụ thường ít hơn Ca hoặc K. Mg trong các phân tử clorophyll chiếm khoảng 10% tổng Mg ở lá. Hầu hết Mg ở cây trồng đều nằm trong nhựa cây và tế bào chất.
- Mg được phân loại như một chất dinh dưỡng trung lượng. Mg thực hiện một số chức năng điều chỉnh, hóa sinh và sinh lý trong thực vật như: Hình thành clorophyll, kích hoạt của enzym, tổng hợp protein và hình thành nhiễm sắc thể, chuyển hóa hyđrat cacbon và vận chuyển năng lượng.
- Ngoài ra, Mg còn hoạt động như một chất xúc tác trong các phản ứng khử oxy hóa trong các mô thực vật. Nó cũng hỗ trợ hoạt động của sắt (Fe) và giúp các thực vật chống lại tác động có hại của quá trình thông khí kém. Bằng cách sử dụng một tác động tích cực dựa vào các màng tế bào và các màng thấm, Mg có thể làm tăng khả năng chống lại khô hạn và bệnh tật của cây trồng.
2.2. CANXI (Ca) - Calcium
Canxi có trong thành phần khoáng của cây nên canxi có ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý và phát triển bình thường của cây. Canxi cần cho việc hình thành hệ thống rễ. Canxi được xem là nguyên tố có tác động giải độc cho cây ngăn chặn việc hút thừa các ion độc của cây, giúp cây đồng hoá nitrat. Cây được bón đủ canxi quá trình trao đổi chất tiến hành được bình thường. Trong tự nhiên, ngay cả ở đất rất chua, cây cũng không thiếu canxi cho nhu cầu dinh dưỡng.
Đất được bón đủ canxi lý hoá tính được cải thiện: chế độ nhiệt, ẩm, độ xốp… vi sinh vật có điều kiện hoạt động mạnh hơn, chất hữu cơ trong đất được phân giải nhanh hơn. Bón canxi làm thay đổi độ chua, tạo pH thích hợp cho việc hút thức ăn của cây.
2.3. LƯU HUỲNH (S) - Sulfur
* Lưu huỳnh trong đất canh tác:
Lượng lưu huỳnh bị mất đi sau mỗi vụ trồng trọt dao động trong khoảng 10 - 50kg/ha. Trừ một số loại cây ngũ cốc, lượng lưu huỳnh mất đi thường tương đương với lượng P mất đi sau mỗi vụ.
Lượng lưu huỳnh cần bổ sung thường phải gấp 2 đến 4 lần lượng mất đi. Nguồn bổ sung lưu huỳnh quan trọng là khí quyển, nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt nấm
* Lưu huỳnh đối với cây trồng:
Bón lưu huỳnh không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng:
- Tăng lượng protein, đặc biệt đối với cây lương thực
- Giảm tỷ lệ N:S, sẽ giảm hàm lượng nitrat trong nông sản.
- Cung cấp thêm hương vị cho lương thực, thực phẩm.
- Tăng hàm quang dầu
- Tăng tính chịu hạn, chống chịu sâu bệnh
Tổng lượng lưu huỳnh cần thiết phụ thuộc vào từng loại cây và năng suất nông sản. Cây trồng giầu protein có nhu cầu về lưu huỳnh cao hơn. Cây có dầu cần lượng lưu huỳnh nhiều hơn so với cây ngũ cốc.
Ngô sẽ cho năng suất cao nhất khi bón 90kg/ha lưu huỳnh, đốivới lúa là 25 kg/ha. Mía bón thêm 42kg/ha lưu huỳnh năng suất tang 53- 77 tấn/ha, hàm lượng đường tăng 8,5- 8,9%. Lạc được bón thạch cao làm tăng hàm lượng protein 8,4%, metionin 21 % và hàm lượng dầu tăng 12%.
Bón lưu huỳnh còn có tác dụng gián tiếp đến ngành chăn nuôi do đồng cỏ được bón bổ sung lưu huỳnh làm tăng năng suất chất xanh cao hơn, hàm lượng protein tăng rõ rệt, đồng thời làm giảm lượng nitrat có hại.
Xem đầy đủ bài viết tại đây
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét