a. Giới thiệu chung
Cải bắp (Brassica oleracea L.) có nguồn gốc từ tây bắc châu Âu. Đến khoảng giữa thế kỷ 16 cải bắp đã trở thành loại rau quan trọng nhất ở châu Âu. Từ châu Âu, cải bắp được đưa đi trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, việc sản xuất cải bắp ở khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới còn ở mức hạn chế vì cải bắp thích hợp với những vùng núi cao hoặc nơi có mùa đông lạnh.
Cải bắp là loại rau ăn lá có giá trị dinh dưỡng cao. Trong lá cải bắp chứa một số chất quan trọng như: đường, đạm và một số chất khoáng như natri (Na), lưu huỳnh (S), canxi (Ca) ta thường gọi là chất vôi và phôtpho (P) ta thường gọi là lân. Đặc biệt trong lá cải bắp chứa nhiều vitamin C, tiền thân của vitamin A, vitamin B1; B2, B3 và vitamin K. Vì vậy loại rau này có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Cải bắp là loại rau cho hiệu quả kinh tế cao. Là cây rau ăn lá quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Cải bắp còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Trồng cải bắp có lãi hơn so với một số cây trồng khác.
Cải bắp là cây rau quan trọng trong vụ đông ở miền Bắc nước ta, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, ở vùng Đà Lạt (Lâm Đồng) có thể trồng nhiều vụ trong năm. Các tỉnh trồng cải bắp tại Việt Nam: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Theo số liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2010, diện tích cải bắp: 29.200 ha/năm, sản lượng cải bắp: 676.300 tấn/năm.
b. Phân bón cho cải bắp
- Căn cứ vào tính chất đất đai, độ màu mỡ (độ phì) của đất, đặc tính của giống (giống sớm, giống muộn), chất lượng phân bón và điều kiện của hộ gia đình để quyết định dùng loại phân bón gì và khối lượng mỗi loại là bao nhiêu.
- Thông thường, khối lượng và chủng loại phân bón cho 1000m2 đất trồng như sau:
+ Phân hữu cơ hoai mục: 2-2,5 tấn.
+ Phân đạm (dạng urê): 26-32kg.
Không nên bón quá liều lượng 32,6kg (tương đương lượng phân đạm nguyên chất: 15kg).
+ Phân Supe phốtphát (supe lân); 30-45kg.
+ Phân kali (dạng KC1 có màu đỏ): 22,9-28,6kg.
+ Phân kali (dạng sunphát): 26,7-33,3kg.
- Có thể thay thế những loại phân bón kể trên bằng những loại chế phẩm phân bón được phép lưu thông trên thị trường và được nhà nông tín nhiệm như: phân N.P.K tổng hợp, phân hữu cơ vi sinh hoặc phân bón "Ba con cò".
- Phương pháp bón: Phân hữu cơ và phân lân phân giải chậm nên dùng để bón lót trước khi trồng. Tùy theo điều kiện thời tiết và mùa vụ trồng có thể bón lót một phần phân đạm và phân kali (20% phân đạm và 30% phân kali). Bón phân vào hốc hoặc rạch trước khi trồng, nhất thiết phải trộn đểu phân bón với đất ở độ sâu 15-20cm.
2. Cây su hào
a. Giới thiệu chung
Hệ thống phân loại của APG II (2003) thì:
Loài Su hào hay xu hào (Brassica oleracea nhóm Gongylodes) còn có tên khoa học đồng nghĩa khác là: Brassica napus L., Brassica napobrassica (L.) Mill. và Brassica oleracea var. caulorapa. Là một cây rau cùng họ Thập tự với các loài Cải (Brassicaceae = Cruciferae) có nguồn gốc ở Châu Âu.
Su hào được tạo ra từ quá trình chọn lọc nhân tạo để lấy phần tăng trưởng của mô phân sinh ở thân, mà trong đời thường được gọi là củ. Nguồn gốc tự nhiên của nó là cải bắp dại được thuần hóa lâu đời ở Châu Âu và vùng Địa Trung Hải.Hiện nay su hào được trồng ở các lục địa trên vùng cận nhiệt đới và vùng ôn đới để làm nguồn rau và thực phẩm có giá trị với nhiều phân loài hay thứ (varieties).
Ở Việt Nam cây su hào được người Pháp du nhập từ Châu Âu hoặc vùng Địa Trung Hải từ thế kỷ thứ 19 và được trồng ở các vùng cao có nhiệt độ thấp như Lâm Đồng, Đà Lạt và trồng được trong mùa đông ở vùng đồng bằng của một số tỉnh ở Miền Bắc.
Su hào là loại rau ăn thân củ. Trong củ su hào có nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: đường, đạm; các khoáng chất: canxi (Ca), phôtpho (P), sắt (Fe) và nhiều loại vitamin: A, B1, B2, PP, đặc biệt là vitamin C.
Su hào là cây vụ đông quan trọng ở nhiều vùng trên miền Bắc nước ta và là cây tăng vụ trên đất hai vụ lúa. Trồng su hào rất đơn giản, chi phí sản xuất thấp, đồng thời vận chuyển và bảo quản thật đơn giản. Có thể dùng su hào để xào, luộc, nấu canh, làm dưa góp, muối nén và phơi khô dự trữ.
b. Bón phân cho su hào
- Đặc điểm của cây su hào là thân củ phình to sớm, vì vậy cần bón thúc sớm để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
- Nồng độ chất dinh dưỡng khoảng 1% (10g phân đạm vô cơ, ví dụ như urê hòa tan trong 1 lít nước sạch).
- Khoảng cách giữa các lần bón thúc 4-5 ngày. Sau khi tưới thúc, dùng nước sạch để tưới rửa lá. Cũng có thể bón thúc ở dạng khô.
- Phân chia khối lượng phân bón cho diện tích gieo trồng. Đào lỗ cách gốc từ 7-10cm, sâu 4-5cm, bón đạm, lấp đất. Đưa nước vào rãnh, dùng gáo tưới nước để hòa tan phân đạm. Số lần bón thúc từ 7-8 lần. Trước khi thu hoạch 2-3 tuần ngừng tưới nước, bón phân thúc và căn cứ vào tính chất đất đai, độ màu mỡ (độ phì) của đất và chất lượng phân bón để xác định khối lượng phân bón cho diện tích trồng trọt.
- Khối lượng phân bón cho 1000m2 đất trồng như sau:
+ Phân hữu cơ hoai mục: 1,5-2 tấn.
+ Phân đạm (urê): 17,4-26kg.
+ Supe phôtphát (phân lân): 31kg.
+ Phân kali (dạng KC1): 1,72-1,9kg.
+ Nếu là phân kali (dạng sunphát): 2-2,2kg.
Có thể thay thế những loại phân bón kể trên bằng những loại chế phẩm phân bón được phép lưu thông trên thị trường như: N.P.K tổng hợp, phân bón "Ba con cò", phân hữu cơ vi sinh v.v...
c. Phương pháp bón
Bón lót toàn bộ phân hữu cơ và phân lân cùngvói 1/3 tổng lượng kali. Bón vào hốc hoặc rạch ở độ sâu 15-20cm. Nhất thiết phải trộn đều phân bón với đất trước khi trồng.
3. Cây cà chua
a. Giới thiệu chung
Cà chua có tên khoa học là Lycopesium esculentum, thuộc họ Cà Solanaceae, Thuộc bộ Cà Solanale. Cà chua là loại rau ăn quả rất được ưa thích vì phẩm chất ngon và chế biến được nhiều cách. Cà chua còn cho năng suất cao, do đó được trồng rộng rãi và được canh tác khoảng 200 năm nay ở châu Âu để làm cây thực phẩm.
Ở Việt Nam, các tỉnh trồng cà chua có miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ nên diện tích ngày càng được mở rộng. Theo số liệu Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2009: diện tích trồng cà chua đạt 20.540 ha/năm, sản lượng cà chua: 494.332 tấn/năm.
b. Bón phân cho cà chua
Cà chua là cây trồng thực phẩm rất quen thuộc với con người, có thể canh tác mọi nơi, kể cà trong vườn, ngoài đồng, trong nhà kính lẫn trong thùng xốp di động. Nhằm giúp cà chua ra sai quả người trồng nên chú ý đến việc sử dụng phân bón thích hợp như một số khuyến cao dưới đây.
* Nhu cầu phân bón của cây cà chua
Nhu cầu phân bón của cà chua thay đổi tùy theo quá trình phát triển của cây trồng, của đất cũng như việc chăm sóc của con người. Muốn biết cụ thể nhu cầu phân bón của cà chua thì trước tiên cần phải thử nghiệm, phân tích chất đất. Nếu đất nghèo thì cần nhiều đạm, dưỡng chất hơn so với đất màu mỡ. Hiện nay trên thị trường có bán những bộ kit để thử đất. Nếu không được cung cấp dưỡng chất hợp lý, cà chua mắc phải nhiều loại bệnh, sản lượng thấp và chất lượng quả kém.
* Những phân bón cần cho cà chua
- Phân dạm (Nitơ): Là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho cà chua. Các thành phần có trong phân đạm rất thích hợp cho việc phát triên lá, tuy nhiên không nên lạm dụng, nếu có quá nhiều đạm, thay vì ra quả cà chua sẽ phát triển mạnh về lá.
- Phân lân (Phôt-pho): Thường được thương phẩm dưới dạng quặng phốt-phát, giúp kích thích ra hoa và quả cho cà chua, giúp quả to khỏe và giàu dưỡng chất.
- Kali: Cùng với đạm và lân, kali giúp cà chua tăng trưởng tốt, đặc biệt là quá trình quang hợp ánh sáng. Thiếu kali cà chua dễ mắc bệnh, quả nghèo dưỡng chất.
- Vi dưỡng chất: Gồm sắt. đồng, kẽm, magiê và mangan, tuy số lượng cần rất nhỏ nhưng lại rất quan trọng để giúp cây trồng khỏe mạnh, có khả năng chống chọi bệnh tật và phát triển nhanh.
- Các loại phân tan chậm: Đây là dưỡng chất rất an toàn cho các loại cây trồng nói chung và cho cây cà chua nói riêng, đặc biệt là nhóm cây trồng không chịu được hóa chất mạnh.
- Phân bón dạng lỏng: Rất thích hợp với cà chua, có hiện quả nhanh, tăng năng lượng cho cây cà chua và giúp cây trồng hấp thụ tốt thông qua rễ và lá.
- Phân bón hữu cơ: Đây là nhóm phân bón an toàn, không có chứa hóa chất như phân động vật, rác thải, vỏ trứng, chất thải nông nghiệp, sản phẩm thải của ngành cà phê, xương động vật, các loại rong biển, chế phẩm của ngành nông nghiệp... rất có lợi cho cây trồng, cho đất và môi trường xung quanh
- Tùy theo loại đất, mức phân bón trung bình toàn vụ cho 1000m2 như sau: 20kg urê + 50kg supe lân + 20kg kali clorua + 12kg canxi nitrat + 50kg NPK 16:16:8 (đối với giống thấp cây) hoặc 70kg NPK 16:16:8 (đối với giống cao cây) + 1 tấn chuồng hoai + 100kg vôi bột.
- Bón lót: 50kg supe lân, 3kg kali clorua, 2kg canxi nitrat, 10 - 15kg NPK16:16:8, 1 tấn phân chuồng và 100kg vôi. Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai, lân rải trên toàn bộ mặt liếp xới trộn đều. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân nằm trong máng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng hay rửa trôi do mưa.
- Bón phân thúc:
Lần 1:
+ Khoảng 15 ngày sau khi cấy (giống thấp cây) và 20 ngày sau khi cấy (giống cao cây).
+ Số lượng 4kg urê, 3kg kali clorua, 10kg NPK 16:16:8 + 2kg canxi nitrat. Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rải phân một bên hàng cà hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc cà.
Lần 2:
+ Khoảng 35 - 40 ngày sau khi cấy, khi đã đậu quả đều.
+ Lượng bón: 6kg urê, 5kg kali clorua. 10 – l5kg NPK 16:16:8 + 2kg canxi nitrat. Vén màng phù lên rải phân phía còn lại cả hoặc bỏ phân vào lỗ giữa 2 gốc cà.
Lần 3:
+ Khi cây 60 - 65 ngày sau khi cấy, bắt đầu thu quả rộ.
Lượng bón: 6 kg urê. 5kg kail clorua. 10 – l5kg NPK 16:1 6:8 + 3kg canxi nitrat. Vén màng phủ lên rải phân phía còn lại hoặc bỏ phân vào lỗ giữa 2 gốc cà.
Lần 4:
+ Khi cây 70 - 80 ngày sau khi cày đối với giống cao cây, còn giống thấp cây đã kết thúc thu hoạch.
+ Lượng bón: 4kg urê, 4kg kali clorua, 10 - 15kg NPK 16:16:8 + 3kg canxi nitrat. Vén màng phủ lên rải phân hoặc bỏ phân vào lỗ giữa 2 gốc cà.
- Chú ý:
+ Cây họ cà (cà chua, ớt) rất nhạy cảm với triệu chứng thiếu canxi, biểu hiện là thối đít quả. Ngoài việc bón lót vôi bột (tức là đã cung cấp thêm canxi), nếu không bón thúc canxi nitrat vào đất như hướng dẫn trên bà con có thể bổ sung bằng canxi clorua (CaCl2), nồng độ 2 – 4 % phun trên lá định kỳ 7 - 10 ngày/lần từ lúc quả non phát triển.
+ Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để hạn chế mất phân.
+ Có thể dùng thêm phân bón lá vi lượng như: Master Grow, Risopla II và IV, Miracle... phun định kỳ 10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi thu hoạch đợt đầu tiên, nồng độ theo khuyến cáo trên nhãn chai phân.
+ Không nên lạm dụng chất kích thích tăng trưởng nhất là giai đoạn phát triển quả vì dễ bị bệnh và làm giảm phẩm chất quả.
Một số phương pháp tự chế phân bón dùng cho cà chua
- Phân bón từ tóc: Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy lông, tóc người và động vật là nguồn giàu dưỡng chất, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho cà chua không kém gì phân đạm, lưu huỳnh và keratin (chất sừng), giúp cho cà chua chắc khỏe. Lông, tóc khi bón trong đất phân hủy nhanh và không gây hại cho môi trường. Có thể gom lại sau khi chải tóc, ở các hộ cắt tóc, lò giết mổ trâu bò...
- Sản xuất phân từ bã cà phê: Bã cà phê sau khi phơi khô trộn với vỏ trứng nghiền, các chế phẩm nông nghiệp sau đó rắc vào gốc cà chua. Đây là nguồn phân bón cung cấp dưỡng chất hữu cơ cho cà chua và làm cho đất tơi xốp, lưu giữ độ ẩm.
- Sản xuất phân bón từ vỏ trứng: Đây là nguồn phân bón giàu canxi và nitơ. Vỏ trứng gom đem sấy khô, nghiền nhỏ. Trước khi bón cho cà chua nên tưới ướt gốc và rắc bột vỏ trứng lẻn, làm như vậv sẽ luôn giữ được các dưỡng chất quan trọng có trong vỏ trứng.
- Sản xuất phân bón từ muối Epsom: Muối Epsom (Magnesium Sulfate) là thành phần của phân bón vô cơ nhưng lại rất cần cho cây cà chua và cũng là hợp chất được người dùng để tắm dưỡng da, làm đẹp cho phụ nữ. Cách dùng như sau: Trộn nước 4 – 5 lít nước với 1 thìa cà phê muối Epson (thường có bán tại các quầy thuốc) để tạo đủ lượng magiê và sunphat cấp cho cây trồng, chỉ nên bón 1 tháng 1 lần.
- Ngoài các loại phân nói trên người ta có thế chế phân bón cho cà chua từ hạt bông, phân dơi, sản phẩm phụ từ cá, có thể phơi khô và nghiền nhỏ bón trực tiếp hoặc hòa và nước tưới cho cây trồng.
4. Cây dưa chuột
a. Giới thiệu chung
Dưa chuột (tên khoa học Cucumis sativus) (miền Nam gọi là dưa leo) là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí Cucurbitaceae, là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất là: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha. Trong số các loại rau trồng hiện nay, dưa chuột là cây đứng thứ tư trên thế giới và châu Á về diện tích (2.377.888 ha năm 2003), đứng thứ ba về sản lượng thu hoạch (37,6 triệu tấn năm 2003). Dưa chuột là một trong những loại rau ăn quả có giá trị kinh tế rất cao trong ngành sản xuất Rau của nhiều nước trên thế giới.
Ớ Việt Nam, trước đây diện tích trồng dưa chuột chưa lớn chỉ khoảng trên 100 ha/năm, tập trung ở một số vùng chuyên canh thuộc đồng bằng sông Hồng với tập quán canh tác chỉ trồng 1 vụ/năm. Nhưng trong những năm gần đây theo số liệu thống kê, diện tích trồng dưa chuột cả nước năm 2003 đạt 18.409ha, chiếm 3,2% diện tích trồng rau các loại trên đất nông nghiệp, tăng 30% so với năm 2000. Miền Bắc trồng 5.550ha, chiếm 33% diện tích trồng dưa chuột cả nước. Hai phần ba diện tích còn lại trồng ở phía Nam. Bốn tỉnh có diện tích trồng dưa chuột lớn nhất nước là An Giang (2.872ha), Tây Ninh (1.399ha), thành phố Hồ Chí Minh (1.092ha) và Thái Nguyên (1.075ha). Phần lổn dưa chuột ở đây được trồng để sử dụng ăn tươi. Vùng sản xuất dưa chuột cho chế biến xuất khẩu tập trung ở các tỉnh: Hà Nam (446ha), Hưng Yên (559ha), Hải Dương (430ha), Hải Phòng (221ha).
Năng suất trung bình dưa chuột ở nước ta hiện mới đạt xấp xỉ 90% so với trung bình toàn thế giới (173,1 tạ/ha). Tuy nhiên, có vùng như đồng bằng sông Hồng đạt năng suất 204,85 tạ/ha trên diện tích hàng năm hơn 3.300ha.
Bảng: Sản xuất dưa chuột ở Việt Nam từ 1994 -2004
Năm
|
Diện tích (l00 tấn/ha)
|
Sản lượng (1000 tấn)
| |||||
Miền Bắc
|
Miền Trung
|
Miền Nam
|
Tổng
|
Tiêu thụ nội địa
|
Xuất
khẩu
|
Tổng
| |
1994
|
5,6
|
1,2
|
5,2
|
12,0
|
120,0
|
60,0
|
180,0
|
1995
|
7.5
|
1,1
|
6,4
|
15,0
|
130,0
|
80,0
|
210,0
|
1996
|
11,0
|
1,2
|
7.8
|
20,0
|
170,0
|
150,5
|
320,5
|
1997
|
12,5
|
1,3
|
8,3
|
22,0
|
170,0
|
168,0
|
338,0
|
1998
|
14,0
|
1,3
|
9,7
|
25,0
|
210,0
|
190,0
|
400,0
|
1999
|
13,0
|
1,2
|
10,8
|
25,0
|
230,0
|
150,0
|
380,0
|
2000
|
15,0
|
1.2
|
10,8
|
26,5
|
260,0
|
170,0
|
430,0
|
2001
|
16,3
|
1,4
|
9,7
|
27,0
|
250,0
|
187,0
|
437,0
|
2002
|
15,8
|
1,0
|
10,4
|
27,2
|
252,0
|
198,0
|
450,0
|
2003
|
16,0
|
1,3
|
10,5
|
27,8
|
250,0
|
190,0
|
440,0
|
2004
|
16,4
|
1,0
|
10,5
|
27,9
|
230,0
|
210,0
|
440,0
|
b. Bón phân cho dưa chuột
Phân tích nồng độ các nguyên tố khoáng trong dung dịch dưa chuột cho thấy: N: 2500-3000 mg/kg dịch; P: 160-225 mg/kg dịch; K: 4500-6000 mg/kg dịch; Mg: 3000-4000 mg/kg dịch; Cl: 2000 mg/kg dịch chiết, số liệu trên phản ánh được nhu cầu dinh dưỡng với các loại phân bón. Nghiên cứu về hiệu quả sử dụng khoáng của dưa chuột thấy: dưa chuột sử dụng Kali lớn nhất sau đó đến Đạm và ít nhất là Lân. Trạm nghiên cứu Ucraina cho biết nếu phân bón 60kg N: 60kg K2O: 60kg P2O5 thì dưa chuột sử dụng 92% N, 33%P2O5 và 100%K20. Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại phản ứng rất rõ vổi hiện tượng thiếu dinh dưỡng. Phân hữu cơ đặc biệt phân chuồng làm tăng năng suất ruộng dưa chuột.
Kết luận của F. El - Aidy, s. A. Moustafa: tỷ lệ bón 1N: 1P2O5: 2K2O có hiệu quả tốt nhất đến sinh trưởng và năng suất dưa chuột. Tuy nhiên sự chênh lệch về năng suất là không khác nhau ở mức ý nghĩa, cũng theo 2 nhà khoa học thì ngoài phân bón mật độ cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất dưa chuột, ở mật độ 40cm (cây X cây) năng suất đạt cao hơn ở mật độ khác. Tuy vậy cũng không có sự sai khác có ý nghĩa. Dưa chuột là cây lấy dinh dưỡng từ đất ít hơn rất nhiều so với cây rau khác. Ví dụ tăng năng suất dưa chuột lên 30 tấn/ha thì lượng NPK cây lấy đi từ đất là 170 kg/ha, trong khi đó nếu tăng bắp cải lên 70 tấn/ha thì nó phải lấy đi từ đất là 630kg NPK.
Kali thích hợp cho ra hoa đực trong khi phân đạm có tác dụng ngược lại. Bên cạnh đạm, lân, kali các nguyên tố vi lượng như Bo, kẽm, mangan, đồng molipden có vai trò quan họng, làm thay đổi tỷ lệ hoa đực hoa cái.
Sự thiếu hụt một vài yếu tố dinh dưỡng ở dưa chuột đã được nghiên cứu và rút ra kết luận như sau:
* Triệu chứng thiếu dinh dưỡng
Thể hiện bắt đầu từ phần lá già lan đến phần lá non:
- Đạm: Cây bắt đầu có màu xanh nhạt, sinh trưởng chậm, lá già có màu trắng bột bắt đầu từ mép lá hướng vào trong.
- Kali: Cây sinh trưởng chậm, lá xanh nhạt, bề mặt lá xuất hiện những đám màu xanh trắng xen kẽ nhau, mép lá xoăn lại, lá non mất diệp lục.
- Magiê: Cây sinh trưởng chậm, lá nhỏ, rải rác những đốm lá chết trên phiến lá. Sau những đốm chết đó lan rộng ra và kết hợp với nhau làm lá khô, cuối cùng chết cả lá.
* Triệu chứng không ra lá non
- Thiếu lưu huỳnh: lá cuối cùng có màu xanh nhạt,những lá dưới có màu xanh bình thường.
- Thiếu lân: Cây sinh trưởng chậm, lá chuyển từ xanh đậm sang màu ghi lá khô và chết.
- Thiếu canxi: Cây sinh trưởng bình thường, lá ít màu xanh (ít diệp lục), mép lá xoăn, khô cứng.
- Thiếu Bo: Cây sinh trưởng chậm đã được theo dõi ở cây 20 ngày. Lá trở nên dày, xanh đậm, đỉnh ngọn khô héo, những lá gốc chuyển màu nâu và xoăn mép lại.
Một số chất khoáng nếu bón dư cây sử dụng không hết có thể gây nhiễm độc cho đất và tồn dư lượng cây gây hại cho đốì tượng sử dụng.
Lượng phân bón cho 1ha và cách bón
Loại phân
|
Lượng nguyên chất (kg/ha)
|
Bón lót (%)
|
Bón thúc(%)
| ||
Lần 1
|
Lần 2
|
Lần 3
| |||
Phân đạm
|
100
|
30
|
15
|
25
|
30
|
Phân lân
|
90
|
100
|
-
|
-
|
-
|
Phân kali
|
100-120
|
50
|
10
|
20
|
20
|
Phân chuồng mục
|
25-30 tấn
|
100
|
-
|
-
|
-
|
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân cùng 50% lượng phân Kali và 30% đạm được bón vào rãnh, đảo đều và lấp đất. Sau đó, rắc 1 lớp thuốc xử lý đất lên mặt luống để phòng sâu hại cây con và tiến hành phủ nylon. Nên sử dụng nylon màu đen 2 mặt hoặc đen dưới bạc trên để phủ trên mặt luống, chèn kỹ đất rồi đục lỗ. Sử dụng dụng cụ chuyên dùng để đục lỗ với đường kính 10cm.
Bón thúc: vào 3 thời kỳ kết hợp với tưới nước.
- Lần 1: Cây 5-6 lá thật, bón 15% số đạm và 10% số kali vào gốc cây rồi tưới rãnh cho ngấm .
- Lần 2: Sau khi thu lứa đầu, bón 25% đạm, 20% kali như lần 1, sau đó tưới rãnh hoặc tưới gôc.
- Lần 3: 20 ngày trước khi kết thúc thu hoạch, hoà nước để tưới nốt số phân còn lại (30% đạm và 20% kali). Nếu vào thời điểm bón thúc gặp trời mưa liền nhiều ngày thì chuyển sang sử dụng phân bón lá theo hướng dẫn trên nhãn mác.
5. Cây cà rốt
a. Giới thiệu về cây cà rốt
Cà rốt (daucus carota var. sativa) là một loại cây có củ. Củ cà rốt được sử dụng như rau, dùng để nấu súp, ăn sống trộn salat, làm nộm, tạo mầu cho thức ăn. Cà rốt rất giầu vitamin và chất khoáng, đặc biệt là - caroten và vitamin A, ngoài ra cà rốt còn chứa nhiều đường, hàm lượng đường saccharose nhiều hơn đường glucose và fructose 10 lần (theo Lester và Baker, 1978).
Cà rốt xuất hiện khoảng 5000 năm trước đây, khi mà rễ của chúng được tìm thấy ở khu vực Trung Á xung quanh nước Afghanistan và được lan rộng dần vào khu vực Địa Trung Hải. Đầu tiên cà rốt có màu trắng, tím, đỏ, vàng, xanh và đen chứ không phải là màu da cam như bây giờ. Cà rốt màu da cam lần đầu tiên được trồng ở Hà Lan vào thế kỷ XVII.
Cà rốt là một trong những loại rau phổ biến nhất trên thế giới đứng thứ 2 sau khoai tây. Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về sản lượng cà rốt trên thế giới. Theo số liệu thông kê của FAO, sản lượng cà rốt trung bình trong các năm từ 2003-2005 của Trung Quốc chiếm 34%, đứng sau là Nga và Mỹ chiếm 7%, Ba Lan 4%, Anh 3% các nước còn lại chiếm 45%. Trong số các nước dẫn đầu về sản xuất cà rốt, Mỹ được xếp thứ 3 về năng suất (31,7 tấn/ha), đứng thứ tư về diện tích và sản lượng, số liệu năm 1990 cho thấy sản lượng cà rốt trên toàn thế giới là 13.37 triệu tấn và tăng 30% sau 1 thập kỷ. Tại Châu Âu, Anh là nước có sản lượng lớn nhất 750,000 tấn/năm, theo sau là Pháp 568,000 tấn/năm, Hà Lan 476,000 tấn/năm và Italia 407,000 tấn/năm.
Ở Việt Nam các vùng trồng cà rốt tập trung tại các vùng rau chuyên canh ven thành phố Hà Nội, Đà Lạt, Hải Phòng, Bắc Ninh. Cà rốt có thể trồng trên nhiều vùng đất khác nhau nhưng thích hợp nhất là trên đất bazan.
b. Bón phân cho cà rốt
- Trồng cà rốt thường tập trung bón lót là chủ yếu. Phân hữu cơ bón lót cần được ủ hoai mục.
- Lượng phân cho 1 ha là:
- Phân chuồng hoai mục: 20-25 tấn.
- Đạm: 25-35kg.
- Phân Super lân: 120-150kg.
- Kaliclorua: 80-90kg.
- Có thể dùng phân bón qua lá K-H+ Multi-K (13:0:46) phun cho cà rốt 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, năng suất có thể tăng 20-30%.
- Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2) như sau: 300-500 kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 15-20 kg lân supe + 20 kg đạm urê + 30 kg kali.
- Phương pháp bón: Để cây cà rốt tập trung dinh dưỡng phát triển củ được tốt, không phát triển thân lá quá mức, nông dân nên tập trung bón lót là chủ yếu (50 - 60% lượng phân vô cơ của cả vụ) và không nên bón thúc làm nhiều lần.
+ Bón lót: bón toàn bộ lượng phân hữu cơ và phân lân + 10-12 kg phân đạm urê + 16-18 kg kali. Sau khi lên luống, rải phân đều trên mặt ruộng, trộn đảo kỹ và lấp một lớp đất mỏng lên trên trước khi gieo hạt.
+ Bón thúc lần 1: sau khi tỉa định cây, bón 6-8 kg urê + 4-5 kg kali.
+ Bón thúc lần 2: khi cây cà rốt bắt đầu phát triển củ (khoảng 60 - 65 ngày sau gieo), bón 2-3 kg urê + 6-8 kg kali.
Xem đầy đủ bài viết tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét