a. Nguồn gốc, phân bố
Actisô (Cynala scolymus L. hay Cynara cardunculus L. var.scolymus). Tên nước ngoài: Artichoke, globe artichoke (Anh); artichaut (Pháp).
Cây áctisô thuộc họ Cúc (Asteraceae). Chi Cynara L. có khoảng 12 loài, phân bố chủ yếu ở vùng Địa Trung Hải. là loại cây lâu năm, nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, sau được trồng nhiều ở Italia, Pháp, Tây Ban Nha và Bắc Phi để lấy cụm hoa non (bao gồm đế hao, các lá bắc và hoa) làm rau ăn. Cây được người Pháp mang vào Việt Nam từ thế kỷ 19, lúc đầu trồng ở Sapa sau lan ra một vài nơi khác. Hiện nay cây được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt (Lâm Đồng) và Sapa (Lao Cai), tổng diện tích lên tới hàng trăm hecta. Cây Actisô có khoảng 20 hợp chất được chứng minh có tác dụng chữa và bảo vệ gan. Nó cũng làm tăng sự tiết mật ra khỏi gan, đặc tính này rất quan trọng trong chữa trị viêm gan siêu vi.
b. Đặc điểm sinh trưởng cây Áctisô
Áctisô là loại cây thảo sống nhiều năm. Cây ưa sáng và ưa ẩm. Thân có vân dọc, thân non có lông mềm màu trắng ngà. Lá đơn, mọc so le, phiến lá phân thùy lông chim 2-3 lần, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới có lông trắng. Cụm hoa hình rổ được hình thành trên ngọn các cành. Hoa tự có nhiều hoa gồm nhiều lá bắc tạo thành bao hoa đỉnh nhọn. Hoa hình ống, màu lam tím đính trên đế hoa nạc. Quả bế, nhẵn, khi chín màu đen mang các tơ trắng dài hơn quả và dính nhau ở gốc tạo thành vòng dễ tách ra khi quả chín; hạt không có nội nhũ.
c. Bón phân
Bón phân (tính cho 1 ha/vụ): Phân chuồng hoại mục: 150 - 300m3; phân lân vi sinh (LVS) 500kg; vôi bột 1.000 - 1.500kg; phân vô cơ: N-P-K 2.000 - 2.600kg lượng nguyên chất, có thể dùng phân đơn hoặc phức hợp theo lượng trên.
Phương pháp bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, vôi, phân LVS rải đều khi làm đất; 1.000kg P2O5, đảo trộn thật đều trước khi trồng.
Bón thúc lần 1, sau trồng từ 25 - 30 ngày, kết hợp cắt, tỉa lá kém chất lượng, bón 400 - 450kg NPK rải đều phân cách gốc 10 - 15cm.
Bón thúc lần 2, sau trồng từ 50 - 60 ngày, bón 100kg N, 250kg P2O5, 150kg K2O rải đều phân cách gốc 15 - 20cm, kết hợp chăm sóc làm cỏ, vun đất nhẹ.
Bón thúc lần 3, sau trồng 3 tháng, bón 150kg N, 100kg P2O5, 100kg K2O rải đều phân quanh gốc, kết hợp chăm sóc.
Bón thúc lần 4, sau trồng 4 tháng, bón 150kg N, 100kg P2O5, 250kg K2O rải đều phân quanh gốc.
Bón thúc lần 5, sau trồng 5 tháng, bón 350kg K2O rải đều phân quanh gốc. Bón thúc lần 6, sau trồng 6 tháng, bón 350kg K2O rải đều phân quanh gốc.
Lưu ý sau các lần bón thúc đều phải tưới nước sau khi bón. Cần làm cỏ, vun xới kết hợp với tưới nước. Về sau mỗi tháng vun xới, làm cỏ một lần cho đến khi cây giao tán.
Nếu trồng theo đúng quy trình, atisô sẽ trổ nụ sau khi trồng khoảng từ 90 -100 ngày. Trong năm đầu mỗi nhánh chỉ cho khoảng 2 bông. Những năm kế tiếp mỗi nhánh có thể trổ đến 12 nụ và cứ như vây liên tiếp từ 4 đến 7 năm.
2. Cây nghệ
a. Phân bón
Nghệ là cây lấy củ, phàm ăn nên các loại phân chuồng mục đều bón được. Mỗi ha thường bón 20 - 25 tấn phân chuồng cùng với 250 - 300 kg N, 200 - 300 kg P2O5, và 100 - 150 kg K2O. Phân chuồng, phân lân, 1/3 phân đạm và 1/3 phân kali bón lót. Số phân đạm và kali còn lại dùng để bón thúc vào các thời kỳ cây ra mầm và phát triển thân lá. Có thể dùng nước phân chuồng và tro để thay thế một phần phân đạm và kali. Các vật tư kỹ thuật khác như, trấu hay rơm rạ để phủ sau khi trồng giữ ẩm cho đất.
- Phân chuồng hoai mục: 20 tấn/ha.
- 200 kg N/ha; 300 kg P205 /ha; 200 kg K20/ha
Qui đổi ra 1 sào Bắc bộ (360 m2): Phân chuồng: 720 kg, đạm urê 46%: 15 - 16 kg; lân supe 16%: 65 - 70 kg; kali 60%: 9 - 10 kg.
b. Cách bón phân
Ngày bón
|
Lần bón
|
Phân hữu cơ
|
Đạm
|
Lân
|
Kali
|
Bón trước khi trồng
|
Bón lót
|
100%
|
-
|
60%
| |
Trong tháng 6
|
Thúc lần 1
|
60%
| |||
Trong tháng 7
|
Thúc lần 2
|
40%
|
40%
|
100%
|
c. Chăm sóc và quản lý đồng ruộng
Sau khi trồng, cần thường xuyên giữ độ ẩm vừa phải trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Để đất quá khô cây không mọc được, ngược lại quá ẩm hay úng nước, cây dễ bị chết.
Khi cây còn nhỏ, cần xới phá váng tạo điều kiện cho rễ củ phát triển tốt. Sau khi trồng 4 đến 5 tháng, cây đã hình thành củ không nên xới xáo làm đứt rễ củ mà chỉ nên làm cỏ bằng tay.
3. Cây gấc
a. Bón phân
Bón lót: bón một hố 5-10 kg phân chuồng hoai hoặc 1 – 1,5kg phân hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh + 0,5kg lân + 40-50g Furadan hoặc Basudin để ngừa các loài mối mọt, sâu trong đất. Bổ sung thêm 0,5-1 kg vôi bột nếu đất chua. Vôi bột cần trộn đều với đất ở đáy hố trước khi bón phân chuồng.
Bón thúc: có 2 cách bón thúc như sau:
Cách 1: sử dụng 100 phân bón hóa học
Lượng phân bón hóa học (kg/ha): 150kg N + 100kg P2O5 + 150kg K2O
- Lần 1 (sau khi trồng 1 tháng): 1/3 N + ¼ K2O
- Lần 2 (sau trồng 2,5-3 tháng): 1/3 N + ¼ K2O
- Lần 3 (khi gấc bắt đầu có trái): 1/3 N + ½ K2O
Chú ý: bón lót 100% lân
Cách 2: sử dụng 50% phân Hóa học + 50% phân Hữu cơ sinh học
Lượng phân bón: 1,5 tấn phân hữu cơ sinh học + 75kg N + 50kg P2O5 + 75kgK2O
- Lần 1 (sau khi trồng 1 tháng): ¼ HCSH + 1/3 N + ¼ K2O
- Lần 2 (sau trồng 2,5-3 tháng): ½ HCSH + 1/3 N + ¼ K2O
- Lần 3 (khi gấc bắt đầu có trái): ¼ HCSH + 1/3 N + ½ K2O
Cách bón: bón cách gốc 30-40cm, có thể rải đều phân lên mặt đất hoặc rạch hàng rồi bón, sau đó lấp đất lại, tưới ẩm.
b. Kỹ thuật chăm sóc
Khi mọc dài khoảng 30 - 40 cm, theo dõi bắt ngọn leo vào giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn, thường xuyên kiểm tra các gốc, gốc nào có nhiều quả sau năm thứ nhất giữ lại. Cuối mùa hoa, cắt bớt các nhánh con không có hoa để tập trung nuôi quả. Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc từ 25 - 30 cm để kích thích dễ gốc phát triển.
Tưới và thoát nước: Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước và thoát nước ở gốc cây cho tốt. Cây gấc cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và phát triển trái. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa dụng, trái phát triển kém, năng suất thấp. Độ ẩm thích hợp trồng gấc là 70 - 80 độ ẩm tối đa.
Thụ phấn nhân tạo: Gấc là loại cây đơn tính. Việc thụ phấn chủ yếu nhờ gió, sâu bọ, ong bướm... để tăng năng suất tiến hành thụ phấn nhân tạo đây là cách làm có hiệu quả dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị của hoa đực bôi đều lên nhị của hoa cái vào thời điểm hoa đực và hoa cái đã nở đều.
Xử lý để gốc gấc: khoảng cuối tháng 2 dương lịch cây gấc đã rụng lá gần hết, dùng dao hoặc kéo cắt dây gấc đi chừa lại một đoạn gốc dài từ 40 - 60 cm trên mặt đất, sau đó đào hố hình vành khăn rộng 20 cm, sâu 10 cm cách gốc 25 - 30 cm bón phân rồi lấp đất lại và tưới nước để gốc tái sinh chồi mới. Mỗi năm cắt dây một lần, sau 2 - 3 năm gốc gấc to sẽ cho nhiều trái nếu chăm sóc tốt.
c. Sâu bệnh và cách phòng trừ
Các loại sâu hại : Hiện nay đã phát hiện một số loại sâu bệnh phá hoại cây gấc như bọ dừa, bọ cánh cứng cánh màu vàng, sâu xanh ăn phá hoại lá gấc. Phòng trừ bằng cách xịt các loại thuốc như Vibaau 50ND pha 25 cc/bình 8 lít và xịt đều trên lá.
Bệnh hại: Bệnh đốm lá, hoa lá, tuyến trùng: xịt dung dịch Benlate C, hoặc Rovral, Vibensu 4%o (phần ngàn) lên lá; với bệnh hoa lá chữa bằng cách nhổ bỏ phun thuốc trị bọ dừa và rầy mềm truyền bệnh.
4. Đẳng sâm
a. Phân bón và kỹ thuật bón phân
Bón phân cho vườn ươm
Bón lót 10 tấn phân chuồng hoai mục + 150 kg phân lân + 100 kg phân KCl cho 1 ha vườn ươm. Trộn đều các loại phân, rải trên mặt luống, xáo nhẹ và san phẳng mặt luống để lấp phân. Khi cây cao 7 - 10 cm, có 5 - 6 lá, bón thúc 50 - 60 kg urê/ha pha loãng.
Bón phân cho ruộng sản xuất
Loại phân
|
Lượng
phân/ha (kg)
|
Lượng
phân/sào
Bắc bộ (kg)
|
Tỷ lệ bón (%)
| |
Bón lót
|
Bón thúc
(năm 1
và 2)
| |||
Phân chuồng
|
25.000 - 27.000
|
900 - 1.000
|
50
|
50
|
Đạm urê
|
450 - 500
|
17 - 18,5
|
-
|
100
|
Supe lân
|
500 - 600
|
18,5 - 22
|
50
|
50
|
Kali Clorua
|
190 - 215
|
7 - 8
|
25
|
75
|
Thời kỳ bón
Bón lót: ½ lượng phân hữu cơ + ½ lượng phân lân và ¼ lượng phân kali, trộn đều bổ theo hốc sau đó lấp đất lại.
Sau khi thu hạt năm thứ nhất, cây bắt đầu lụi. Vào tháng 1 năm sau bón phân năm thứ 2 gồm ½ lượng phân chuồng + ½ lượng phân lân và ¼ lượng phân kali.
Phân đạm được chia đều cho 2 năm, định kỳ mỗi năm bón 3 - 4 lần vào các tháng 1, 3, 6 và tháng 9, kết hợp với các lần làm cỏ xới xáo, mỗi lần 50 - 60 kg/ha (1,85 - 2,22 kg/sào Bắc bộ). Tháng thứ 7, 8 năm thứ 2 tiếp tục bón lượn Năm thứ nhất: Định kỳ 30 ngày chăm sóc 1 lần, làm sạch cỏ, kết hợp với bón đạm, lượng đạm mỗi năm 200 - 250 kg/ha urê được chia làm 3 lần bón thúc, mỗi lần cách nhau 3 tháng.
Tháng 7, 8 khi cây chuẩn bị ra hoa, bón bổ sung ¼ lượng kali (100kg KCl) /ha. Cuối mùa đông cây lụi, cắt bỏ phần thân leo, vệ sinh đồng ruộng.
Năm thứ 2: Sang mùa xuân năm thứ 2 khi cây bắt đầu mọc trở lại bón thúc 10 tấn phân chuồng + ½ lượng phân lân và ¼ lượng kali. Trộn đều vùi quanh gốc kết hợp với làm cỏ vun gốc.
Lượng đạm còn lại chia làm 3 lần bón thúc, mỗi lần cách nhau 3 tháng kết hợp với làm cỏ. Tháng 7, 8 năm thứ 2 tiếp tục bón lượng kali còn lại.
Xem đầy đủ bài viết tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét