Bón phân cho cây thức ăn chăn nuôi

1. Cỏ voi
a. Giới thiệu chung

Nhóm cỏ voi có tên khoa học là (Penniseyum purpureum sp.): Pennesetum Pupureum Kingrass, P.P. Selection, P.P. Mưalagasca Ngoài ra còn gọi theo một số tên khác như cỏ Napier, Gigante (Costa Rica) hay Mfufu (Châu Phi).



Cây Cỏ Voi có nguồn gốc tại Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế giới. Quê hương lâu đời của cỏ voi là vùng Uganda (10o vĩ độ Bắc-20o vĩ độ Nam). Cỏ Voi được nhập vào Australia 1914, Cuba 1917, Brasil 1920, Mỹ từ 1993, …ở Việt Nam cỏ Voi còn được gọi là cỏ Huế vì lần đầu tiên vào năm 1908 cỏ Voi được đưa từ Huế đưa ra Bắc. Hiện nay cỏ Voi đã được trồng ở nhiều nơi trên cả nước (Viện Chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, Nông trường bò sữa Đức Trọng, Nông trường bò sữa Phù Đổng…Khu vực gia đình: các hộ nông dân nuôi bò sữa vùng Hà Nội, vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng Ba Vì, vùng Miền núi phía Bắc…). Đây là một trong những giống cỏ cho năng suất cao nhất trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam.

b. Bón phân cho cỏ Voi

Yêu cầu phân bón cho cỏ voi trồng: tùy thuộc vào loại đất đai và phương thức trồng thâm canh hay quảng canh mà số lượng phân bón khác nhau. Cỏ voi có năng suất rất cao từ 100-500 tấn chất xanh/năm, hàm lượng vật chất khô trong 1kg chất xanh trung bình từ 18-25%, hàm lượng N trong lá từ 7-10%. Cỏ Voi phản ứng rất tốt với tỷ lệ N cao đặc biệt năm thứ 3 và năm thứ 4 khi mà hàm lượng nitơ trong đất trồng bị cỏ Voi hút cạn kiệt.

Bón phân cho cỏ voi, lượng bón và thời kỳ bón được giới thiệu ở bảng. Trong khoảng phân phân bón giới thiệu ở bảng thì tùy điều kiện canh tác mà áp dụng cho thích hợp: nếu trồng thâm canh hoặc đối với đất nghèo dinh dưỡng thì bón mức cao, và nếu trồng quảng canh hoặc đất tốt thì bón mức thấp. Bắt đầu từ thời kỳ thu hoạch, số lần bón và lượng bón tính cho 1 năm cũng được giới thiệu ở bảng, trong đó phân lân được bón 1 lần ngay trước mùa mưa; Phân đạm được bón sau mỗi lần thu hoạch; Phân kali được bón sau 2 đợt thu hoạch thì bón 1 lần phân kali.

Loại phân
Tổng lượng bón kg/ha
Bón lót,

% của tổng số
Bón thúc sau trồng 10-12 ngày, kg
Bón thúc giai đoạn thu hoạch
Số lần bón/năm
kg/ha*lần
+ Phân chuồng
15000-30000
100


+ Phân đạm, kg/ha




6-8
- Tính theo N
180-360

25-30
26-41
- Tính theo phân urê
390-780

54-61
56-89
+ Phân lân, kg/ha

100


1

- Tính theo P2O5
50-100



 - Tính theo phân supe lân
300-600



+ Phân kali, kg/ha

30


3-4

- Tính theo K2O
90-240


30-40
- Tính theo phân      kali clorua
150-400


50-66


2. Cỏ Ghi nê
a. Giới thiệu chung

Nhóm cỏ Ghi nê có tên khoa học là Panicum maximum Liconi, Panicum maximum Rivesdable, Panicum maximum TD58, Panicum maximum Hamill, Panicum maximum Common.



Cỏ Ghi nê có nguồn gốc ở châu Phi và được phân bố rất rộng rãi ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới. ở Australia giống cỏ này đã được đưa vào trên 30 năm nay và nó đã lan rộng ra các vùng khí hậu biển (không có sương muối) nhiệt đới và á nhiệt đới của Bang Queensland với lượng mưa hàng năm khoảng 1000mm. Ở nước ta cỏ Ghi nê đã được đưa vào Nam bộ từ 1875 và trồng ở Thủ Dầu Một cùng với cỏ Para. Từ đó cho đến nay, nhiều giống cỏ Ghi nê đã được nhập vào nước ta từ Cuba, từ Australia, Thái Lan ... đã được trồng ở nhiều vùng trong cả nước nước.

b. Bón phân cho cỏ Ghi nê

Phần sử dụng của cỏ Ghi nê làm thức ăn cho gia súc chủ yếu là phần thân lá. Cỏ Ghi nê có năng suất rất cao từ 80-250 tấn chất xanh/ha/năm (năng suất cỏ TD58 đạt trung bình 76-83 tấn/ha và thâm canh đạt 200-250 tấn/ha/năm), hàm lượng vật chất khô trong 1kg chất xanh trung bình từ 22-25%. Năng suất cỏ Ghi nê và tuổi thọ của thảm cỏ thường có phản ứng tỷ lệ thuận với lượng phân hữu cơ bón lót. Bón phân và lượng phân cho một ha cỏ trồng cùng cần tùy thuộc vào loại đất, thành phần dinh dưỡng đất và độ dốc của đất trồng cỏ. Vì phần lớn cỏ Ghi nê hiện nay đang được phát triển rộng rãi ở các khu vực gia đình thuộc miền trung du và đồi núi, nơi hệ thống chăn nuôi gia súc ăn cỏ đang phát triển.

Lượng bón và thời kỳ bón phân cho cỏ Ghi Nê được giới thiệu ở bảng 2. Trong khoảng phân phân bón trên nếu trồng thâm canh hoặc đối với đất nghèo dinh dưỡng thì bón mức cao, và nếu trồng quảng canh hoặc đất tốt thì bón mức thấp. Số phân đạm và kali còn lại bón vào thời kỳ thời kỳ thu hoạch: phân đạm được bón sau mỗi lần thu hoạch; Phân kali được bón sau 2 đợt thu hoạch. thì bón 1 lần như giới thiệu ở bảng sau.

Loại phân
Tổng lượng bón kg/ha
Bón lót,

% của tổng số
Bón thúc sau trồng 10-12 ngày, kg
Bón thúc giai đoạn thu hoạch
Số lần bón/năm kg/ha*lần
+ Phân chuồng
15000-25000
100



+ Phân đạm, kg/ha




5-7
- Tính theo N
120-230

20-30
20-28
- Tính theo phân urê
260-500

43-65
46-61
+ Phân lân, kg/ha

100


1

- Tính theo P2O5
40-80



 - Tính theo phân supe lân
200-400



+ Phân kali, kg/ha

30


3-4

- Tính theo K2O
90-180


21-32
- Tính theo phân      kali clorua
150-300


35-53

3. Cỏ Ruzi
a. Giới thiệu chung

Cỏ Ruzi có tên khoa học là Brachiaria ruziziensis, tên thông thường: Ruzi grass (Australia), Congo signal grass (Africa), Prostrate (Kenya). Cỏ Ruzi có nguồn gốc ở Châu Phi và hiện nay đang sinh trrưởng và phát triển rất tốt ở Châu Mỹ Latinh, đặc biệt là vùng Vịnh Cairibê. Cỏ Ruzi được phát triển rộng rãi ở tất cả các nước vùng nhiệt đới và hiện nay đang lan dần sang các nước á nhiệt đới. Cỏ Ruzi được nhập vào nước ta từ năm 1968 từ Cu Ba, năm 1980 từ Australia và gần đây (năm 1996) được nhập từ Thái Lan. Hiện nay cỏ Rizi đang được trồng và phát triển hàng ngàn ha ở các nông trường, trạm trại trong cả nước với mục đích phơi khô làm thức ăn dự trữ cho gia súc trong mùa đông. Cỏ Ruzi mềm và ròn hơn cỏ Ghi nê, khả năng tiêu hóa vật chất khô: 58-65% và tiêu hóa đạm thô 61-68%. Đặc biệt khi phơi khô cỏ khô đều cả lá và cuộng nhanh hơn cỏ Ghi nê. Cho nên cỏ Ruzi là cây chủ lực cho việc trồng thu cắt phơi khô dự trữ làm thức ăn cho vụ đông đứng vị trí sau cỏ Panggola.



b. Bón phân

Đất trồng cỏ Ruzi tốt nhất là đất có độ pH=5.3-6.6, có tầng canh tác dày, tơi xốp và hàm lượng mùn cao. Cỏ Ruzi có thể duy trì tuổi thọ của thảm cỏ từ 3-5 năm cho nên việc chuẩn bị đất trồng cỏ cần được quan tâm. Khi trồng cỏ bằng thân khóm thì cần phải dùng máy, trâu bò Nếu gieo trồng bằng hạt cần phải chuẩn bị đất kỹ hơn, cày bừa nhiều lần đảm bảo đất tơi nhỏ và thời gian chuẩn bị đất dài hơn để giảm bớt cỏ dại mọc và rạch hàng gieo hạt với độ sâu 7-10 cm.

Giống cỏ Ruzi có thể sử dụng trồng bằng thân rễ hoặc bằng hạt:

- Trồng bằng thân rễ: để trồng cho một ha cần khoảng 3500-4000 kg thân rễ. Rạch hàng hoặc cuốc hốc sâu 15 cm. Hốc cách hốc khoảng 15-20 cm theo hướng đông-tây và hàng cách hàng là 50-60cm. Mỗi hốc trồng có từ 3-5 dảnh.
- Nếu gieo trồng bằng hạt lượng giống yêu cầu là 6-7kg/ha. Khi cây có độ cao 20-30cm thì đem trồng

Loại phân
Tổng lượng bón kg/ha
Bón lót,

% của tổng số
Bón thúc sau trồng 10-12 ngày, kg
Bón thúc giai đoạn thu hoạch
Số lần bón/năm
kg/ha*lần
+ Phân chuồng
1000-25000
100



+ Phân đạm, kg/ha




4-5
- Tính theo N
120-230

20-30
20-28
- Tính theo phân urê
260-400

43-65
46-61
+ Phân lân, kg/ha

100


1

 - Tính theo P2O5
40-60



 - Tính theo phân supe lân
240-360



+ Phân kali, kg/ha

30


2-3

- Tính theo K2O
80-150


28-35
- Tính theo phân      kali clorua
133-250


46-58

Liều lượng phân bón và cách bón phân cho cỏ Ruzi

Cỏ Ruzi có thể cho năng suất 21.15 tấn chất khô (Tanzania), 19,5 tấn chất khô (Australia) và 25, 6 tấn chất khô ở Sri Lanka. Trong một số vùng đất của Việt Nam cỏ Ruzi có thể cho 5-7 lứa cắt/năm, năng suất xanh 60-90 tấn/ha/năm, tùy thuộc vào khả năng chăm sóc và quản lý cũng như điều kiện đất đai. Hàm lượng đạm 10-12%, và khoáng tổng số 10-11%. Cỏ Ruzi phản ứng mạnh với phân đạm, đòi hỏi lượng phân đạm nhiều hơn cỏ Ghi nê và năng suất tăng khi liều lượng phân đạm bón thúc tăng (Risopoulos, 1996).

Tuy nhiên số lượng phân bón cho một ha cỏ Ruzi cũng tùy thuộc vào địa hình, loại đất và chất dinh dưỡng của đất. Đặc biệt tùy thuộc vào mục đích sản xuất thức ăn xanh hay thu hạt giống cũng như phương thức thâm canh hay quảng canh. ở điều kiện Việt Nam nên bón cho cỏ với số lượng và thời kỳ bón như ở bảng 3.

Nếu trồng thâm canh hoặc đối với đất nghèo dinh dưỡng thì bón mức cao, và nếu trồng quảng canh hoặc đất tốt thì bón mức thấp. Sau bón lót và thúc lần 1 số phân đạm và kali còn lại bón vào sau mỗi lần thu hoạch 10-15 ngày (mùa mưa) và 20-25 ngày (mùa khô): phân đạm được bón sau mỗi lần thu hoạch; Phân kali được bón sau 2 đợt thu hoạch.

4. Cỏ Tín hiệu
a. Giới thiệu chung

Cỏ Tín hiệu có tên khoa học là Brachiaria eminii (Mez) Robyns thuộc họ hòa thảo, tên tiếng Anh là Signal grass (ở Australia), Suriname grass (ở Jamaica). Cỏ Tín Hiệu có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Uganda và một số nước phía Tây kề sát vùng này thuộc châu Phi. Sau đó giống cỏ này đã dược phát triển rộng rãi trên hầu hết tất cả các nước vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Giống cỏ Tín Hiệu đã được nhập vào Việt Nam tư những năm 1980 từ 2 nước Cu Ba và Úc vào Viện Nghiên cứu Chăn nuôi, Trung tâm nghiên cứu Chăn nuôi và Đồng cỏ khu vực miền núi phía Bắc và Trung tâm Nghiên cứu Trâu Sông Bé. Hiện nay giống cỏ nay đã được trồng và phát triển rộng rãi trong nhiều vùng sinh thái của cả nước để làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc ăn cỏ. Đặc biệt là chăn nuôi trâu và bò thịt.



b. Bón phân cho cỏ Tín Hiệu

Cỏ Tín Hiệu có thể cho năng suất chất xanh tới 36 tấn kg/ha/năm cao hơn so với cỏ Ghi nê và cỏ Păngpôla. Trong điều kiện sản xuất ở một số vùng của Việt Nam, giống cỏ này có thể cho năng suất từ 25-30 tấn vật chất khô/ha/năm. Cỏ có thể trồng dưới tán dừa, tán cây cao su cho năng suất tương đối cao (23 tấn/ha/năm). tùy thuộc vào tuổi thu cắt làm thức ăn chăn nuôi gia súc, cỏ có hàm lượng chất khô từ 19-27%, hàm lượng protein thô biến động từ 8-11% chất khô, hàm lượng khoáng tổng số tương đối cao từ 8-10%, hàm lượng chất xơ thô (CF) từ 28-33%. Cỏ Tín Hiệu có phản ứng mạnh phân lân hơn so với cỏ Ghi nê và cỏ Andrropogon. Cỏ Tín hiệu cũng có phản ứng mạnh với phân đạm hoặc đạm cố định từ cây họ đậu.

Trong điều kiện Việt Nam nên bón phân cho cỏ với liều lượng và thời kỳ bón như sau:

Loại phân
Tổng lượng bón kg/ha
Bón lót,

% của tổng số
Bón thúc sau trồng 15-20 ngày, kg
Bón thúc giai đoạn thu hoạch
Số lần bón/năm
kg/ha*lần
+ Phân chuồng
1000-25000
100



+ Phân đạm, kg/ha




4-5
- Tính theo N
120-230

20-30
20-28
- Tính theo phân urê
260-400

43-65
46-61
+ Phân lân, kg/ha

100


1

- Tính theo P2O5
50-80



 - Tính theo phân supe lân
300-480



+ Phân kali, kg/ha

30


2-3

- Tính theo K2O
80-150


28-35
- Tính theo phân      kali clorua
133-250


46-58

Do vậy trong điều kiện thể trồng xen canh với một số cây họ đậu, năng suất cỏ Tín Hiệu thường tăng cao hơn. Số lượng phân bón cho một ha cỏ Tín Hiệu cũng tùy thuộc vào loại đất và chất dinh dưỡng của đất, đặc biệt tùy thuộc vào mục đích sản xuất, phương thức thâm canh hay quảng canh.

Tuỳ thuộc vào khả năng đầu tư phân bón, tùy thuộc vào đất giàu hay nghèo dinh dưỡng mà chọn mức bón trong khoảng phân bón giới thiệu trên. Nếu muốn thâm canh hoặc trên đất xấu thì chọn mức phân bón cao và ngược lại. ở giai đoạn thu hoạch cứ sau mỗi lứa cắt 10 - 15 ngày (mùa mưa) và 20-25 ngày (mùa khô) bón thúc phân đạm và cứ sau 2 đợt thu hoạch thì bón thúc phân kali.

Xem đầy đủ bài viết tại đây






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét