Phân sinh học

1. Khái niệm phân sinh học

Phân bón sinh học là những sản phẩm có chứa các tế bào sống của các loại vi sinh vật hữu ích khác nhau, khi sử dụng chúng cho việc ủ hạt giống, bón vào gốc cây hoặc trực tiếp vào đất, chúng sẽ cộng sinh ở vùng rễ hoặc nội cộng sinh bên trong mô rễ để thúc đẩy sự tăng trưởng của cây trồng nhờ vào việc chuyển đổi các yếu tố dinh dưỡng quan trọng như nitơ hay photpho (lân) có ở không khí/đất thông qua quá trình cố định đạm và hòa tan photpho (lân) khó tan (Rokhzadi et al., 2008).

Phân sinh học đã thu hút được nhiều quan tâm của các nhà khoa học, nhà nông học vì một số vấn đề quan trọng cần giải quyết như làm sao để duy trì độ màu mỡ của đất, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ra sao, cắt giảm việc sử dụng hóa chất cho sản xuất cây trồng như thế nào… Phân sinh học với chi phí sản xuất thấp, thân thiện với môi trường, đặc biệt với những chủng vi sinh vật được lựa chọn có lợi trong đất sẽ giúp cung cấp đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng khoáng chất của cây, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển một cách vững bền.



Ngoài ra phân sinh học có tên gọi khác là phân vi sinh vật: Phân bón vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa vi sinh vật (VSV) sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N, P, K, S, Fe...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân vi sinh phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản (theo TCVN 6168-1995). Tùy theo công nghệ sản xuất người ta có thể chia phân vi sinh thành hai loại:

- Phân vi sinh trên nền chất mang khử trùng có mật độ vi sinh hữu ích > 109 VSV/g(ml) và mật độ VSV tạp nhiễm thấp hơn 1/1.000 so với VSV hữu ích. Phân bón dạng này được sử dụng dưới dạng nhiễm hạt, hồ rễ hoặc tưới phủ với liều lượng 1-1,5 kg (lit)/ha canh tác.
- Phân vi sinh trên nền chất mang không khử trùng được sản xuất bằng cách tẩm nhiễm trực tiếp sinh khối VSV hữu ích vào cơ chất không cần thông qua công đoạn khử trùng nhằm tiêu diệt các VSV có sẵn trong cơ chất. Phân bón dạng này có mật độ VSV hữu ích >106 VSV/g(ml) và được sử dụng với số lượng từ vài trăm đến hàng ngàn kg (lít)/ha.

2. Vai trò của phân sinh học

Phân bón sinh học rất có hiệu quả trong việc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho đất theo nhiều cách khác nhau nhưng rất thân thiện với sinh thái và cực ổn định. Phân sinh học giúp chuyển đổi lượng khí nitơ có rất nhiều trong không khí (hàm lượng khí nitơ trong không khí là 16%) thành dạng amoniac (NH3+) và dạng nitrat (NO3-) cho cây dễ dàng hấp thụ. Bên cạnh đó, phân sinh học cũng chứa các chủng vi sinh vật chuyên dụng cho quá trình chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan (P2O5-) cho cây trồng. Rõ ràng đây là 2 nguồn khoáng đa lượng quan trọng mà bất kì cây trồng nào cũng cần phải có cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của mình mà không qua bất kì nhà máy sản xuất phân bón có khói bụi nào.



Phân sinh học còn có cơ chế để hình thành các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên cho cây mà người nông dân không cần đến các hợp chất hóa học có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng gây nguy hại đến sức khỏe người dùng. Phân bón sinh học còn giúp cân bằng sự màu mỡ của đất, làm tăng hiệu suất canh tác đất nhờ vào lượng chất mùn tích tụ do vi sinh vật phân giải nguồn xác bả hữu cơ tàn dư có trong đất. Áp dụng phân bón sinh học làm tăng chu kỳ dinh dưỡng trong đất và hình thành “đệm sinh học” để cải thiện những điều kiện cực đoan/stress khi canh tác. Chính hệ vi sinh vật hữu ích được bổ sung vào đất khi bón phân sinh học sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch chủ và bảo vệ cây trồng khỏi sâu bệnh; do đó phân bón sinh học có thể giúp giảm việc sử dụng lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật.

Xem đầy đủ bài viết tại đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét