a. Nguồn gốc
Cây hoa hồng có tên khoa học là Rose, thuộc họ N.O. Rosaceae. Tên tiếng Anh là Rose.
Hoa hồng có nguồn gốc ở Ba Tư (nay là Iran), sau đó được di chuyển sang Palestine, các nước tiểu Á, Hy Lạp. Cây hoa hồng có tên là Rose xuất phát từ tiếng Hi Lạp: Rodon có nghĩa là "đỏ". Hoa hồng đã được nữ thi sỹ người Hy Lạp Sappho (600 năm trước Công nguyên) đề tặng cho cái tên là "Hoàng hậu của các loại hoa". Hoa hồng được sử dụng vào các buổi lễ hội được ghi lại ở các dấu tích của thời kỳ văn hóa La Mã cổ đại. Các nước sản xuất hoa hồng với lượng lớn nhất là: Hà Lan, Mỹ, Trung Quốc. Năm 1996 Mỹ sản xuất 3,5 tỷ cành hoa, tỉnh Quảng Đông là tỉnh trồng hoa hồng nhiều nhất Trung Quốc sản xuất 2,96 tỷ cành hoa những năm gần đây.
b. Bón phân
Loại phân
|
Bón lót
|
Bón sau bén rễ
|
+ Phân chuồng, tấn/ha |
30
| |
+ Phân đạm, kg/ha | ||
- Tính theo N |
40
|
30
|
- Tính theo phân urê |
87
|
65
|
+ Phân lân, kg/ha - Tính theo P2O5 |
80-100
| |
- Tính theo phân supe lân |
480-600
| |
+ Phân kali, kg/ha - Tính theo K2O |
40
| |
- Tính theo phân kali clorua |
67
|
- Phân hữu cơ: chọn phân chuồng hoai mục, hoặc phân gia cầm đã ủ mục (nếu sử dụng phân gia cầm thì lượng bón chỉ bằng 2/3 hoặc 3/4 lượng phân chuồng), có thể sử dụng than bùn phơi nghiền sau khi xử lý với vôi bột đưa pH lên đến 6,5 ủ với vi sinh vật. Nếu có điều kiện trộn với 5-10 tấn trấu/ha bón lót.
- Phân chuồng và phân lân bón 2 lần vào cuối tháng 2 (sau tết âm lịch) và khoảng tháng 7 hoặc tháng 8.
- Cứ 2 lần bón thúc phân đạm thì 1 lần phân kali.
+ Khoảng phân bón trên, tùy thuộc giá hoa hồng ở thị trường, tùy thuộc đất đai giàu hay nghèo mà quyết định lượng bón.
+ Nên phối hợp sử dụng phân phun lá chứa các nguyên tố vi lượng, các chất có tác dụng tốt cho sinh trưởng của cây.
2. Hoa đồng tiền
a. Nguồn gốc
Cây hoa đồng tiền có tên khoa học là Gerbera Jamesonii Bolus thuộc họ Cúc: Asteraceae/Compositae. Tên tiếng Anh là Gerbera (hoặc các tên tiếng Anh khác: African daisy, Transvaal daisy, Barberton daisy).
Cây hoa đồng tiền có nguồn gốc ở Nam Phi, được đưa về vườn thực vật nước Anh, sau đó Pháp, Hà Lan và nhiều nước khác trồng và lai tạo. Tên khoa học của cây Hoa đồng tiền Gerbera là tên của nhà tự nhiên học người Đức Traugott Gerber, và Jamesonii là tên của Robert Jameson, những người thu thập mẫu cây đồng tiền về Barberton năm 1884. Cây hoa đồng tiền được coi là một trong mười loại hoa quan trọng nhất.
b. Bón phân
Có thể rải đều phân trên mặt luống rồi trộn với đất rồi rải 1 lớp đất lên hoặc bổ hốc, cho phân vào hốc rồi trộn đều phân và đất xong rải lớp đất lên trên. Bón xong phân 3-5 ngày thì trồng.
Loại phân
|
Bón lót lúc trồng mới
|
Bón thúc
|
|
Số lần bón/năm
|
Lượng bón/lần/ha
|
||
+ Phân chuồng, tấn/ha |
20-25
|
2-3
|
8-10
|
+ Phân đạm, kg/ha - Tính theo N |
30
|
12-18
|
25-30
|
- Tính theo phân urê |
67
|
54-65
|
|
+ Phân lân, kg/ha - Tính theo P2O5 |
70-90
|
2-3
|
70-90
|
- Tính theo phân supe lân |
420-540
|
420-540
|
|
+ Phân kali, kg/ha - Tính theo K2O |
40
|
12-18
|
15-20
|
- Tính theo phân kali clorua |
67
|
25-33
|
Phân hữu cơ: chọn phân chuồng hoai mục, hoặc phân gia cầm đã ủ mục (nếu sử dụng phân gia cầm thì lượng bón chỉ bằng 2/3 hoặc 3/4 lượng phân chuồng). Nếu có điều kiện trộn với 5-10 tấn trấu/ha.
Khoảng phân bón trên, tùy thuộc giá hoa hồng ở thị trường, tùy thuộc đất đai giàu hay nghèo mà quyết định lượng bón.
Cây hoa đồng tiền thường được trồng dày, tán lá khép kín do vậy rất khó cho bón phân thúc, trường hợp này cần chia nhỏ lượng phân ở mỗi lần bón thúc và hòa vào nước tưới. Ngay sau khi tưới phân cần tưới nước lã để rửa phân bám trên mặt lá làm cháy lá.
3. Hoa cẩm chướng
a. Nguồn gốc
Cây hoa cẩm chướng có tên khoa học là Dianthus sp. thuộc họ Cẩm chướng. Có 2 loài chính là Cẩm chướng thơm Dianthus caryophyllus L. và Cẩm chướng gấm Dianthus senesis L.. Tên tiếng Anh của cây hoa cẩm chướng là Carnation, Pink.
Cây cẩm chướng có nguồn gốc ở Cận Đông, được con người trồng từ trước 2000 năm. Cây hoa cẩm chướng, tùy vào giống có nhiều màu sắc khác nhau: hồng, đỏ, tím, vàng da cam, đan xen giữa các màu, đặc biệt ở mép của cánh hoa có viền đăng ten màu. Ngoài ra, một đặc điểm quan trọng là hoa cẩm chướng có hương thơm kỳ diệu. Từ thời cổ đại Hy Lạp, cây hoa cẩm chướng được dùng để sức hương thơm và làm thuốc.. Hoa cẩm chướng cùng một số vật liệu được sử dụng để chữa da dầu, da nhờn và da thô. Hoa cẩm chướng được sử dụng trong lễ lên ngôi của vua. Hoa cẩm chướng được sử dụng rộng rãi và đỉnh cao vào thế kỷ 18->19. Hoàng đế Napoleon thì sử dụng hoa cẩm chướng gắn cùng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh. Ngày nay, ngoài sử việc sử dụng hoa trang trí, ở Pháp, phần lớn xà phòng thơm vẫn chứa chiết xuất của hoa cẩm chướng. Hương vị của hoa cẩm chướng được sử dụng vào rượu quí và đồ uống, trong siro, trong bánh mứt kẹo. Hoa cẩm chướng còn được sử dụng làm sa lát, sa lát hoa quả.
b. Phân bón và cách bón phân
Lượng phân cần bón: tính cho 1ha
- Phân chuồng: 100 - 120 m3
- Vôi: 1000-1500 kg;
- Phân vi sinh: 300 kg;
- Magiê sulphat: 80-100kg
- Phân hoá học theo hàm lượng nguyên chất: 300 N - 200 P2O5 - 250 K2O
Cách bón phân
Có thể sử dụng phân đơn hoặc phân phức hợp quy đổi tương đương theo hàm lượng nguyên chất như trên.
* Nếu sử dụng phân đơn: cần 652 kg urê, 1375 kg super lân, 417 kg kali đỏ
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, vôi, phân vi sinh và magiê sulphat, lân super 500 kg;
- Bón thúc : Bón theo định kỳ 20 ngày/lần: 36,2kg urê + 48,6 kg super lân + 23,2 kg kali đỏ.
* Nếu sử dụng phân NPK 20-20-15: cần 1000 kg NPK, 217 kg ure, 83 kg kali đỏ.
- Bón lót: toàn bộ phân chuồng, vôi, phân vi sinh và magiê sulphat, NPK 300 kg;
- Bón thúc : Bón theo định kỳ 20 ngày/lần: 39 kg NPK+ 12 kg Ure + 4,6 kg kali đỏ.
- Cây hoa cẩm chướng cho thu hoạch kéo dài, cần bổ sung thêm vôi để cân bằng độ pH trong đất.
- Bổ sung thêm phân bón lá và vi lượng bằng cách phun Atonik, Miracle, Ba lá xanh, Tinh phân cá… theo định kỳ 15-20 ngày một lần (phun lúc chiều mát và tưới rửa lá vào sáng sớm hôm sau để hạn chế sự phát triển của nấm bệnh, tránh phun lên hoa)
4. Hoa loa kèn
a. Nguồn gốc
Cây hoa Loa kèn có tên khoa học là lilium thuộc họ Liliaceae. Tên tiếng Anh là Lily. Lịch sử sử dụng hoa Loa kèn đã có từ cách đây hơn 3000 năm. Chi Lilium có khoảng 100 loài nguồn gốc ở nhiều nơi thuộc Bắc bán cầu. Đối với loài loa kèn trắng (Lilium longiflorum) có nguồn gốc ở các đảo Ryukyu phía nam của Nhật Bản, được đưa vào nước Anh năm 1819 và sản xuất củ giống để bán đầu tiên vào năm 1853 ở Bermuda. Còn loài Lilium candidum màu hoa trắng sứ thì có nguồn gốc ở Siry, Tiểu á trong khi Lilium tigrinum hoa có đốm như da hổ thì nguồn gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Ở Việt Nam trước năm 2000 chỉ trồng cây hoa Loa kèn màu trắng (Lilium longiflorum). Đầu những năm 2000 hoa Loa kèn với các màu sắc khác nhau từ Hà Lan, Trung Quốc đã bắt đầu được trồng thử nghiệm, ở các thời vụ, có hoa bán ở nhiều thời điểm khác nhau. Do vậy, đối với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ có thể trồng hoa Loa kèn gần như quanh năm. Tuy nhiên cần xem kỹ lý lịch giống, thời gian sinh trưởng, dự định có hoa bán vào thời kỳ nào để quyết định thời vụ trồng.
b. Phân bón
Loại phân
|
Tổng lượng phân bón
|
Bón lót
|
Bón thúc 1
|
Bón thúc 2
|
Bón thúc
3 |
Phânchuồng,tấn/ha | 14-16 | 14-16 | |||
+ Phân đạm, kg/ha | |||||
- Tính theo N | 140-180 | 30 | 30 | 40-50 | 30-50 |
- Tính theo phân urê | 261-348 | 65 | 65 | 87-109 | 87-109 |
+ Phân lân, kg/ha | |||||
- Tính theo P2O5 | 70-90 | 70-90 | |||
- Tính theo phân supe lân | 360-480 | 360-480 | |||
+ Phân kali, kg/ha | |||||
- Tính theo K2O | 120-150 | 50 | 30-50 | 40-50 | |
- Tính theo phân kali clorua | 167-233 | 67 | 50-83 | 50-83 |
Tùy giống cao cây hay thấp cây, tùy thuộc đất giàu hay nghèo dinh dưỡng lựa chọn mức phân bón thích hợp giới thiệu trên bảng 2.6.9. Phân hữu cơ phải hoai mục, khi bón phân lót phải phủ đất rồi mới đặt củ tránh củ tiếp xúc trực tiếp với phân.
+ Bón thúc lần 1 sau trồng 10-15 ngày.
+ Bón thúc lần 2 bón cho cây vươn đốt, lóng
+ Bón thúc lần 3 bón cho cây khi hình thành nụ hoa.
Xem đầy đủ bài viết tại đây
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét